Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các tuyến metro ở Hà Nội đáp ứng 5% nhu cầu đi lại

Hà Nội dự báo con số này sẽ tăng lên 8-10% vào năm 2030. Trong khi đó, tổng tỷ lệ đảm nhận của các phương tiện công cộng khoảng 40-50%.

UBND Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) giai đoạn 2021-2030. Trong đó, TP đưa ra lộ trình về mức tăng trưởng các loại hình công cộng trong 10 năm tới.

Hệ thống phương tiện công cộng tại Hà Nội gồm buýt, taxi, xe hợp đồng (cả ôtô công nghệ), xe du lịch, xe tuyến cố định và các loại hình vận tải khác. Trong đó, TP có 2 tuyến metro đang hoàn thiện là tuyến ĐSĐT số 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến ĐSĐT số 3 Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.

Đáng chú ý, UBND TP đặt mục tiêu phát triển cho đường sắt đô thị trong 5 và 10 năm tới.

Cụ thể, loại hình vận tải này sẽ đảm nhiệm 3-4,5% khối lượng chuyên chở vào năm 2025; 8-10% vào năm 2030. 10 năm tới, buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo với 18% năm 2025 và 25% vào năm 2030.

metro o Ha Noi,  duong sat do thi,  Cat Linh Ha Dong anh 1

Đoàn tàu tuyến Nhổn - Ga Hà Nội mới được vận chuyển về từ Pháp. Ảnh: MRB.

Theo UBND Hà Nội, vận tải taxi sẽ tăng chậm và dừng hẳn sau năm 2025. Cụ thể, taxi đang đảm nhận 2,2%, 5 năm tới là 2,5-3% và giữ nguyên đến năm 2030. Cùng với đó là sự tăng nhẹ của xe hợp đồng và xe tuyến cố định, khoảng 11% vào năm 2030.

Tổng khối lượng chuyên chở bằng phương tiện công cộng giai đoạn 2020-2030 được dự báo tăng mạnh. Theo đó, tỷ lệ chuyên chở hiện đạt 19%, đến năm 2025 đạt 30-35% và dự kiến chạm mốc 50% vào năm 2030.

Đến năm 2025, 3 tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động là Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - Ga Hà Nội và Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc. Năm 2030 dự kiến tăng lên thành 5 tuyến. Ngoài ra, TP cũng đang phát triển hệ thống xe đạp công cộng làm phương tiện kết nối giữa buýt, BRT, đường sắt đô thị...

Về phương hướng thời gian tới, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách; nghiên cứu hỗ trợ đơn vị tham gia dịch vụ VTHKCC trên địa bàn thành phố theo quy định.

Trong đó, TP sẽ ưu tiên phương tiện công cộng hiện đại, mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh đó, TP nghiên cứu, tổ chức mạng lưới tuyến buýt tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách với tuyến đường sắt đô thị.

Hà Nội cấm xe tải nhỏ vào nội thành giờ cao điểm

Từ ngày 20/10, xe du lịch từ 35 chỗ, xe tải nhỏ không được phép vào nội thành Hà Nội trong khung giờ cao điểm.

Hà Nội sắp có đường vành đai 66.500 tỷ đồng

Nếu được phê duyệt, đường vành đai 4 có chiều dài 98 km, quy mô cao tốc 6 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm