Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các tuyến đường sắt đô thị đội vốn tới mức không thể kiểm soát

Theo đại biểu Phạm Phú Quốc, hàng loạt dự án đầu tư công đội vốn kinh khủng không thể kiểm soát đã đẩy gánh nặng lên ngân sách, từ đó dẫn đến nợ công tăng cao.

Chiều 30/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật quản lý nợ công. Đại biểu Phạm Phú Quốc (Tổng giám đốc Công ty đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM) dẫn ra hàng loạt con số liên quan đến tình trạng nợ công của Việt Nam.

Theo ông, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam là hơn 2.110 USD nhưng mỗi người dân phải gánh một khoản nợ công hơn 1.300 USD. So sánh với Malaysia, thu nhập của Việt Nam chỉ bằng 1/5 nhưng người dân Việt Nam phải gánh 62% nợ công/thu nhập mỗi người, trong khi Malaysia chỉ 53%.

Dau tu cong doi von khien no cong tang cao anh 1
Đại biểu Phạm Phú Quốc dẫn ra hàng loạt dự án đầu tư công được coi là "đội vốn kinh khủng, không thể kiểm soát". Ảnh: Hiếu Duy.

Theo ông Quốc, hàng loạt dự án đầu tư công kém hiệu quả, đội vốn đã đẩy gánh nặng lên ngân sách, từ đó dẫn đến nợ công tăng cao. Những dự án như quốc lộ 13, cao tốc Trung Lương, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên hay đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông “đội vốn kinh khủng, không thể kiểm soát”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định nợ công đang tăng nhanh khiến áp lực trả nợ ngày càng cao. Ông bày tỏ lo lắng về những quy định liên quan đến quản lý vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, với những điều kiện dễ dãi như hiện nay, ông Ngân cho rằng không thể đảm bảo được tính an toàn của nợ công.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa khẳng định: “Luật quản lý nợ công phải sửa là đúng vì không có tác động tích cực”. Ông cho rằng đáng ra nợ công phải là nguồn lực tăng trưởng, đảm bảo quốc kế dân sinh nhưng vừa qua lại trở thành nguồn tham nhũng, lãng phí, là gánh nặng cho thế hệ sau.

“Chúng ta phải xem lại trách nhiệm và lương tâm của mình”, ông Nghĩa nói.

Dau tu cong doi von khien no cong tang cao anh 2
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng phải đưa tham nhũng, lãng phí vào luật như một nguyên nhân quan trọng khiến nợ công tăng cao. Ảnh: Hiếu Duy.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng các quy định gạt hẳn nợ doanh nghiệp nhà nước theo nghĩa tự vay tự trả là quá đơn giản. Phải có quy định về xử lý nợ doanh nghiệp Nhà nước bằng cách siết quy định bảo lãnh vay nợ. Trong quản lý nợ công phải đưa vào báo cáo nợ của doanh nghiệp Nhà nước để theo dõi, giám sát.

Ông Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng phải đưa tham nhũng, lãng phí vào như một nguyên nhân quan trọng khiến nợ công tăng cao. Theo ông Nghĩa, Quốc hội mới chỉ đưa ra có 12 dự án mà số tiền thất thoát đã lên tới hàng chục nghìn tỷ. Nếu không đưa điều này vào khi thiết kế luật thì không thể khắc phục được yếu kém.

Xem robot 'khủng' đào hầm metro xuyên lòng đất ở Sài Gòn Từ hôm nay, 26/5, robot TBM có tổng chiều dài 70 m, nặng 300 tấn sẽ xuyên lòng đất để đào hầm metro tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Bộ Tài chính công bố ba chủ nợ lớn của Việt Nam

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Việt Nam đang vay từ ba chủ nợ lớn là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.



Hà Hương

Bạn có thể quan tâm