Theo báo cáo của quỹ Ellen MacArthur và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết một số công ty như Coca-Cola và Pepsi đang sử dụng nhiều nhựa nguyên sinh hơn mặc dù đã cam kết giảm thiểu.
Theo Reuters, báo cáo được đưa ra vào thời điểm các thành viên Liên Hợp Quốc sẽ gặp nhau tại Uruguay trong tháng này để bắt đầu đàm phán về hiệp ước nhựa toàn cầu lần đầu tiên, nhằm mục đích kiềm chế ô nhiễm chất thải tăng cao, làm hỏng hệ sinh vật biển và ô nhiễm thực phẩm.
Các thành viên của Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy một hiệp ước có khả năng ràng buộc pháp lý đối với ngành hàng tiêu dùng và hóa dầu, thúc đẩy tăng hàm lượng tái chế trong bao bì, sử dụng ít nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Coca-Cola và Pepsi đang sử dụng nhiều nhựa nguyên sinh hơn mặc dù đã cam kết giảm thiểu. Ảnh: Reuters |
Trong những năm gần đây, hàng chục thương hiệu lớn đã đặt ra mục tiêu tăng cường tái chế rác thải nhựa và giảm việc sử dụng bao bì dùng một lần với sự hợp tác của quỹ Ellen MacAurthur. Đây được coi là một phần trong nỗ lực nâng cao chứng chỉ xanh của những công ty này.
Tuy nhiên, báo cáo phân tích rằng những cam kết 100% bao bì nhựa sẽ có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy vào năm 2025, “gần như chắc chắn hầu hết tổ chức sẽ không thể đạt được”.
Greenpeace cho biết báo cáo này là bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp đã thất bại và kêu gọi Liên hợp quốc xây dựng một hiệp ước ràng buộc chính phủ và các công ty của mình ít sử dụng bao bì nhựa dùng một lần thêm nữa.
Graham Forbes, Trưởng dự án Nhựa toàn cầu Mỹ của Greenpeace cho biết: “Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các chính phủ để đảm bảo rằng hiệp ước nhựa toàn cầu có thể giảm đáng kể việc sản xuất và sử dụng nhựa”.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế