Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các thảm họa hủy diệt có thể xảy ra trên lý thuyết (kỳ 2)

Từ trước tới nay cơ thể người chỉ có khả năng chống những bệnh phát sinh trên địa cầu. Vì thế, nếu một loại virus từ vũ trụ xâm nhập trái đất, nhân loại có thể lâm nguy.

Bão bụi và nạn đói toàn cầu

Một trận bão bụi ở Mỹ. Ảnh: The Los Angeles Time
Một trận bão bụi ở Mỹ. Ảnh: The Los Angeles Time

Trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Interstellar (2014) của Christopher Nolan, vào một thời điểm trong tương lai, lương thực trên thế giới cạn kiệt và bão bụi hoành hành trên địa cầu. Nếu không tìm ra một hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống, mọi người trên trái đất sẽ chết vì đói. Đây là một viễn cảnh đáng sợ, nhưng có khả năng trở thành hiện thực hay không?

Một trong những điều mà nhiều người biết là bão bụi xuất hiện thường xuyên trên địa cầu và gây nên tác hại nghiêm trọng đối với mùa màng. Trận bão bụi nổi tiếng ở Mỹ và Canada trong thập niên 30 đã phá hủy nhiều cánh đồng và gây nên tình trạng hạn hán. Song bão bụi có thể hủy diệt cây lương thực trên quy mô toàn cầu hay không?

Những trận bão bụi khổng lồ từng xuất hiện ở Trung Quốc, Bắc Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Hàng năm bão bụi hủy diệt vài triệu hecta hoa màu. Chúng xảy ra do nạn chăn thả quá mức (gia súc ăn cỏ và cây cối liên tục trên một khu vực khiến cỏ không thể mọc và đất xói mòn), Livescience cho hay.

Vấn đề là dân số càng tăng thì nhân loại càng cần nhiều thực phẩm. Nếu nguồn cung thực phẩm không tăng, con người phải tăng số lượng gia súc để có thêm thực phẩm, đồng nghĩa với việc hiện tượng chăn thả quá mức sẽ tăng. Một vấn đề khác là nông dân sẽ buộc phải tiếp tục tái sử dụng đất với tần suất dày đặc tới khi đất không còn dưỡng chất. Nếu tình hình không thay đổi, những trận bão bụi sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn và lan khắp hành tinh khiến sản lượng lương thực giảm.

Vi khuẩn từ vũ trụ xâm nhập địa cầu

The Andromeda Strain, một cuốn tiểu thuyết mà nhà văn Michael Crichton xuất bản vào năm 1969, được chuyển thể thành phim vào năm 1971. Nội dung cuốn tiểu thuyết nói về một vệ tinh rơi gần một thành phố nhỏ ở bang Arizona, Mỹ. Sau khi vệ tinh chạm đất, một loại vi khuẩn thoát khỏi nó và phát tán khắp trái đất với tốc độ chóng mặt, gây hiện tượng máu đông và khiến nhiều người phát điên.

Ảnh minh họa: rediff.com
Ảnh minh họa: rediff.com

Vậy con người trên địa cầu có nguy cơ nhiễm một loại vi khuẩn hay virus nào đó từ vũ trụ hay không? Giới khoa học chưa phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của vi khuẩn hay virus bên ngoài trái đất. Tuy nhiên, thực tế đó không có nghĩa là virus hay vi khuẩn không tồn tại trong vũ trụ. Có lẽ chúng đang tồn tại ở một nơi rất xa nên con người chưa thể phát hiện.

Một trong những vấn đề lớn nhất là: Trong quá trình tiến hóa, con người chỉ tạo ra những cơ chế chống những loại bệnh phát sinh trên địa cầu, chứ chưa bao giờ có khả năng chặn những tác nhân gây bệnh từ vũ trụ. Một virus từ bên ngoài trái đất, dù rất yếu, cũng có thể gây nên thảm họa cho nhân loại.

Thảm họa từ vi sinh vật trong vũ trụ có thể khủng khiếp tới mức nào? Vài nhà thiên văn của Đại học Cardiff tin rằng con người từng nhiễm bệnh bởi bụi từ sao chổi. Theo họ, bụi sao chổi từng gây nên đại dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918 khiến ít nhất 20 triệu người chết.

Não người ngừng hoạt động hàng loạt vì sóng điện thoại

Trong tiểu thuyết Cell (2006) của nhà văn Stephen King, mọi điện thoại di động trên thế giới đổ chuông đồng loạt vào một thời điểm. Nếu mọi người cùng nghe điện thoại, sóng não của họ ngừng và họ biến thành xác sống, lang thang khắp nơi và dường như tuân theo mệnh lệnh của ai đó.

Ảnh minh họa: express.co.uk
Ảnh minh họa: express.co.uk

Vậy sóng từ điện thoại di động có khả năng phá sóng não của con người không? Theo một số nhà nghiên cứu, khả năng ấy có thể xảy ra. Nhiều thử nghiệm cho thấy sóng điện thoại di động có thể tác động tới hành vi của con người ở vài tần số. Chẳng hạn, con người sẽ cảm thấy khó ngủ hơn khi họ vô tình bật điện thoại và để cạnh đầu. Mặc dù sóng điện thoại chỉ gây nên tác động cực nhỏ đối với cơ thể người, các nhà khoa học đang bắt đầu tìm hiểu những ảnh hưởng của nó đối với não. 

Nếu một nhà mạng phát sóng với tần số có khả năng thay đổi hệ limbic của não, chúng ta sẽ đối mặt với thảm họa. Hệ limbic điều khiển cảm xúc và adrenaline. Nếu sóng điện thoại “khởi động” cơn giận dữ và làm tăng hàm lượng adrenaline, những người cầm điện thoại di động có thể trở thành kẻ sát nhân.

Các thảm họa hủy diệt có thể xảy ra trên lý thuyết (kỳ 1)

Nếu một siêu bão hình thành ở độ cao từ 64 km trở lên và đạt tốc độ trên 965 km/h, nó có thể hủy diệt mọi thứ trên bề mặt trái đất và gây nên thảm họa tận thế.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm