Kén ngủ: Các kĩ sư từ Spaceworks Engineering sáng chế ra khoang bay, có chức năng đưa phi hành gia vào trạng thái ngủ cho các chuyến bay đến Hỏa tinh hoặc xa hơn. Sáu tháng của chuyến đi sẽ không còn nhàm chán nếu bạn có thể ngủ suốt ngày. |
Đầu bắn thăm dò bằng laser: Các nhà nghiên cứu tại Caltech nghĩ rằng hạ cánh rồi khoan vào các tiểu sao chổi, hành tinh, cũng như các đối tượng khác từ xa trong không gian là vô cùng rắc rối. Vì vậy, họ muốn bắn chúng bằng laser sau đó nghiên cứu khí rò rỉ hoặc các vật chất cấu thành chúng bằng một loại quang phổ kế đặc biệt. |
Phanh từ :Công ty MSNW đang thiết kế một máy phát điện trường lực với khả năng tạo ra một lớp vỏ plasma từ hóa, với mục đích làm chậm một tàu vũ trụ để nó có thể hạ cánh một cách an toàn lên một hành tinh. Loại phanh từ dùng khí argon giúp tăng hiệu quả và giảm nhiều rủi ro so với kĩ thuật giảm tốc bằng khí quyển hiện tại, vốn có thể làm nóng tàu bay và gây nguy hiểm. |
Tàu nhân tạo trọng lực: Cơ thể con người không thể làm việc tốt trong không gian, chủ yếu vì các bức xạ có hại và thiếu hụt lực hấp dẫn. Con tàu Growth-Adapted Tensegrity Structures được hy vọng sẽ giải quyết hai vấn đề trên, mở ra lối mới cho các tham vọng vũ trụ. Nó tạo ra môi trường như trên trái đất, bảo vệ họ khỏi bức xạ, và mở rộng thêm các cơ sở không gian. |
Tàu lượn giá rẻ thay thế cho vệ tinh: Vệ tinh quá đắt tiền và gần như không thể sửa chữa. Tàu sân bay kép là ý tưởng giá rẻ cho phép giám sát trái đất từ trên cao. Mỗi tàu lượn sẽ được nối với nhau bằng một dây cáp có độ bền cao và khai thác cả năng lượng gió và mặt trời. |
Biến tiểu hành tinh thành tàu bay: Dự án RAMA tìm cách biến đổi các tiểu hành tinh thành những "tàu vũ trụ cơ khí tự vận hành", lái các tiểu hành tinh ở xa đến gần Trái Đất hơn, dễ dàng cho việc nghiên cứu. |
Kế hoạch khai thác mỏ tại Hỏa tinh: Kế hoạch nhằm khai thác tài nguyên trên sao Hỏa để sử dụng tại chỗ, giúp giảm tải trọng trên các chuyến bay dài hàng trăm triệu km. |
Dự án Tandem muốn tạo ra các thanh chống tự điều chỉnh, cùng với các dây cáp chịu sức ép thành một cấu trúc hấp thụ trọng tải, cho phép đáp xuống những địa hình nguy hiểm. Đây sẽ là phát minh chấn động trong kỹ thuật hạ cánh tàu vũ trụ. |
Đầu dò nano cho mặt trăng băng giá: Thay vì tốn từ 1 đến 5 tỷ USD để mang các cỗ máy khổng lồ đến mặt trăng nhằm thu thập mẫu vật, dự án Nano Icy Moons Propellant Harvester muốn gửi các cỗ máy siêu nhỏ đến mặt trăng, thu thập mẫu vật với kích thước cực bé để gửi về Trái Đất, giúp giảm chi phí đáng kể. |
Động cơ hỗn hợp: The Fusion-Enabled Pluto Orbiter and Lander là một dự án với mong muốn sử dụng một động cơ kết hợp để mang 1 tấn vật liệu lên sao Diêm vương trong 4-6 năm, xây dựng trạm cung cấp năng lượng cho các tàu đổ bộ từ quỹ đạo. Lợi thế ở chỗ nhiên liệu helium-3 cho trạm này dù cực kỳ hiếm trên Trái Đất, nhưng lại có thể dồi dào trên mặt trăng. |
Máy quét rác 2 chiều: Với tên gọi “Brane Craft”, đây là loại tàu vũ trụ rất mỏng chạy bằng hai tấm phim Kapton chỉ rộng 1 mét vuông, Brane Craft sẽ nặng khoảng 35 gram, chỉ to bằngmột chiếc túi snack khoai tây chiên. Nhiệm vụ của nó là quét sạch các mảnh vụn nguy hiểm trong quỹ đạo bên trên Trái đất |
Chụp ảnh hành tinh bằng tiếng vọng: Ý tưởng mang tên gọi The Stellar Echo Imaging of Exoplanets sẽ sử dụng những ánh sáng “dao động”, những “âm vang” của các ngôi sao phát ra, và nhìn vào đó để có thể chụp lại hình ảnh. Nó cho phép phát hiện ra những hành tinh ngoài hệ mặt trời, thậm chí đủ điều kiện để tìm thấy người ngoài hành tinh nếu họ tồn tại |
Tàu ngầm vũ trụ: Europa - một vệ tinh của sao Mộc - là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, vì nó tồn tại một đại dương khá giống với trái đất. Vấn đề là hành tinh bị bao phủ dưới một lớp băng dày. Vì thế, phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA tại CalTech tạo ra Cryovolcano Explorer, khoan vào các lớp băng và lặn khám phá đại dương này. |
Thiết bị điện tử tự sửa chữa: Vũ trụ tồn tại vô vàn những bức xạ gây hư hỏng các thiết bị điện tử. Vì vậy, một dự án tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tìm cách khôi phục lại các thành phần điện tử trong suốt cuộc hành trình dài bằng những vi sinh vật biến đổi đặc biệt. |
Tàu lượn bằng bụi điện tử: NASA E-lider sẽ bay lượn trên các tiểu hành tinh không có khí quyển bằng các "đôi cánh" bằng điện. Tàu vũ trụ này tạo ra lực nâng bằng cách điều khiển những lớp bụi hoặc đám mây trên các hành tinh này. |