Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các quốc gia nợ thêm hàng chục nghìn tỷ USD vì đại dịch Covid-19

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính phủ các nước đã chi 16.000 tỷ USD cho các gói cứu trợ chống dịch, qua đó đẩy tổng nợ toàn cầu tăng vọt.

Theo Bloomberg, chuyên gia tài chính James McCormack của Fitch cảnh báo các quốc gia sẽ sớm phải đối mặt với bài toán nợ công khổng lồ. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chính quyền các nước đã tung ra hàng loạt gói kích thích có quy mô tổng cộng 16.000 USD để giải cứu nền kinh tế.

Trong số các nền kinh tế phát triển, IMF ước tính tổng nợ Mỹ sẽ tăng từ 108,2% GDP năm 2019 lên 134,5% GDP vào năm 2026. Anh tăng từ 85,2% lên 113%, Nhật Bản từ 234,9% lên 254,7%, Italy từ 134,6% lên 151%...

no cong toan cau anh 1

Tổng nợ toàn cầu tăng hơn 29.000 tỷ USD trong giai đoạn từ quý I/2020 đến quý I/2021. Ảnh: Bloomberg.

Viện Tài chính Quốc tế (IFI) cho biết từ quý I/2002 đến quý I năm nay, tổng nợ toàn cầu tăng hơn 29.000 tỷ USD lên 288.800 tỷ USD.

Theo chuyên gia McCormack, để giảm gánh nặng nợ, chính phủ các nước có thể phải điều chỉnh lại chính sách tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng, in thêm tiền để trả nợ hoặc phải tái cơ cấu nợ/vỡ nợ.

"Chắc chắn các chính phủ muốn đẩy mạnh tăng trưởng để giảm tỷ lệ nợ tính trên GDP. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các nước sẽ khó giảm được nợ với cách này", chuyên gia McCormack nhấn mạnh.

Afghanistan đối mặt thảm họa tài chính

Giới chuyên gia tài chính quốc tế nhận định việc lực lượng Taliban tiếp quản Afghanistan càng đẩy nền kinh tế dựa vào tiền mặt của quốc gia này vào thế bế tắc.

Thái Lan thử nghiệm mô hình ‘Hộp cát nhà máy’ để duy trì sản xuất

Thái Lan khởi động chương trình thử nghiệm “Hộp cát nhà máy” bao gồm xét nghiệm, tiêm vaccine và sắp xếp nơi ăn ở riêng cho công nhân nhằm bảo vệ ngành sản xuất và xuất khẩu.

Linh Đỗ

Bạn có thể quan tâm