Tháng 4/2016, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD. Ảnh: BBC. |
Động thái này được nhóm những người khuyết tật ủng hộ, bởi họ cho rằng đỗ xe trên vỉa hè có thể là mối nguy hiểm với những người bộ hành. Hiện nay, lái xe môtô bị cấm đỗ xe trên vỉa hè, trừ khi có sự cho phép của chính quyền địa phương. Ảnh: Daily Mail. |
Vào cuối năm 2015, số lượng ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc lên đến khoảng 5,6 triệu chiếc, gây sức ép đến giao thông và trật tự đô thị. Chính quyền thành phố siết chặt hoạt động quản lý, xử phạt hành chính với những xe đỗ trên vỉa hè hoặc làn đường dành cho xe đạp, thậm chí trạm xe buýt. Ảnh: Getty. |
Bên cạnh đó, chính phủ nước này đưa ra ý tưởng vận hành các điểm cho thuê xe đạp tại các ga tàu điện ngầm, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, xe đạp đỗ tại các khu vực dành riêng cho người đi bộ, thậm chí cả làn đường dành cho xe máy. Nhìn chung, hệ thống quản lý bãi đậu xe không thể đáp ứng nhu cầu xe cá nhân của người dân, gây nên tình trạng mất mỹ quan đô thị. Ảnh: SCMP. |
Không giống như ở Việt Nam, Canada lại đau đầu giải quyết vấn nạn xe đạp đi trên vỉa hè. Tại thành phố Toronto, Canada, những người trên 14 tuổi được phép đạp xe trên vỉa hè. Người vi phạm phải nộp khoản tiền phạt là 60 USD. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Ontario đưa ra mức phạt lên đến 2.000 USD hoặc phạt tù 6 tháng với những người không tuân thủ luật lệ này. Ảnh: Metronews. |
Năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok, Thái Lan phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ. Ảnh: Straitstimes. |
Do vậy, những người bán hàng chuyển địa điểm kinh doanh từ đường chính sang đường nhánh, hoặc bị hạn chế giờ bán hàng. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển. “Chúng ta cần trả lại vỉa hè cho người dân”, cảnh sát Maj. Gen Vichai Sangparrpai nói nhận định hoạt động bán hàng rong cản trở sinh hoạt của người dân và trật tự giao thông. Ảnh: Straitstimes. |
Có khoảng 8.000 người bán hàng rong đang hoạt động tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Hầu hết họ là những người kinh doanh bất hợp pháp, được coi là có hành động xâm chiếm trái phép, bị cấm trong luật nước này. Ghi nhận khiếu nại của người dân, chính quyền thành phố Seoul cố gắng kiềm chế, giảm số lượng những người bán hàng rong. Ảnh: The Travel Magazine. |
Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề này bởi điều này đồng nghĩa với việc cướp đi "kế sinh nhai” của hộ kinh doanh. Năm 2007, chính quyền thành phố Seoul thành lập nhiều "tuyến phố riêng biệt", cho phép khoảng 700 người bán hàng rong hoạt động. Ảnh: Epoch Times. |
Thành phố New York, Mỹ đã biến Quảng trường Thời đại thành khu vực phát triển, sầm uất với những quán hàng ven đường, xe đẩy... Nó thúc đẩy nền kinh tế vỉa hè phát triển lớn mạnh. Các hộ kinh doanh phải nộp 50 USD để có được giấy phép hoạt động. Giới chức thành phố từng đề xuất “thủ tiêu” các gánh bán hàng rong vào năm 1995. Tuy nhiên, họ đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên 130 tuyến phố. Ảnh: Getty. |