Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nhà khoa học Trung Quốc có thể đã tìm ra bí mật 'ma cà rồng'

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc có thể đã tìm ra "bí mật ma cà rồng" - phát hiện mới nhất trong hành trình hàng thập kỷ tìm kiếm chìa khóa cho sự trẻ hóa.

Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Trung Quốc, bí mật "ma cà rồng" liên quan đến việc lấy máu của những con chuột non tiêm vào những con chuột già để khiến chúng sống lâu hơn.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với máu chuột già có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của các cơ quan và loại tế bào khác nhau ở chuột non. Ngược lại, việc tiêm máu trẻ vào chuột già có thể “trẻ hóa” các tế bào gốc trưởng thành của chúng và các tế bào Soma xung quanh.

Họ xác định thêm rằng tế bào gốc và tế bào (HSPC) là một trong những tế bào nhạy cảm nhất với máu trẻ.

bi mat tre hoa anh 1

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc có thể đã tìm ra "bí mật ma cà rồng" - chìa khóa cho sự trẻ hóa. Ảnh: Elite Learning.

“Hầu hết nghiên cứu liên quan trước đây chỉ chứng minh được hiện tượng (trẻ hóa) và chưa tiết lộ đủ về các cơ chế thiết yếu”, Ma Shuai, nhà nghiên cứu từ Viện Di truyền học Bắc Kinh (Viện Khoa học Trung Quốc) và là tác giả chính của nghiên cứu trên, nói với tờ Science and Technology Daily.

Do đó, nghiên cứu lần này được thực hiện nhằm tìm kiếm bằng chứng khoa học và trả lời câu hỏi làm thế nào máu trẻ kích hoạt phản ứng trong các tế bào già, ông cho biết.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cell Stem Cell và được bình duyệt vào ngày 24/5. Trước đó, các nhà khoa học đã thể hiện sự quan tâm đến các đặc tính chống lão hóa của máu trẻ ít nhất từ cuối những năm 1950, khi nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này được công bố.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc được thực hiện trên chuột sống, nhưng nhiều nhà khoa học và doanh nhân kỳ vọng đây sẽ là bước khởi đầu tiềm năng cho quá trình trẻ hóa ở người.

Bộ Tứ chia sẻ 'con mắt tinh vi' để lật tẩy tàu cá mờ ám của Trung Quốc

Chia sẻ với Zing, 2 chuyên gia Viện Stimson (Mỹ) nói sáng kiến mới của Bộ Tứ cung cấp "con mắt" trên biển để giúp các nước bảo vệ tài nguyên cá trước nguy cơ bị đánh bắt trái phép.

Trung Quốc phát hiện thiết bị gây nhiễu tại trạm phóng vệ tinh

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền (JSLC) ở Trung Quốc ngày 29/5 đã phát hiện thiết bị gây nhiễu định vị, trước khi phóng vệ tinh Thần Châu 14 cùng ngày.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm