Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các kiểu đối phó nạn ‘chặt chém’ của du khách

Trong khi chính quyền chưa có giải pháp triệt để giải quyết tình trạng chặt chém, các du khách cũng tự tìm cách để đối phó lại nạn chặt chém này.

Bữa ăn khuya ở Vũng Tàu có giá... 22 triệu đồng

Vì không đủ tiền mặt nên khách hàng yêu cầu được thanh toán bằng thẻ Visa và sau đó... té ngửa với bữa ăn giá 2,2 triệu biến thành 22 triệu đồng.

Mang theo đồ ăn đi du lịch

Ngày 30/1, phóng viên có mặt tại khu vực Bãi Sau (TP Vũng Tàu) ghi nhận tình hình du lịch tại địa điểm này.

Du khách Hải Đăng (22 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết: “Mình và nhóm bạn đã đi du lịch rất nhiều nơi trong đó có Vũng Tàu, về phong cảnh thì đây là địa điểm du lịch đẹp so với những nơi mình đã đi, về chất lượng và giá cả dịch vụ thì thuộc vào mức trung bình, không quá đắt hay quá rẻ so với nơi khác. 

Về địa điểm ăn uống, theo tôi thì nên vào những quán ăn bên trong thành phố vì ở đó giá “mềm” hơn so với các quán ngay gần bãi tắm”.

Lê Minh Tiến (25 tuổi, ngụ TP HCM) cho biết, để không phải vào nhầm quán ăn bị chặt, chém, chúng tôi mua lại đồ ăn đã được người dân chế biến sẵn để ăn ngay tại bãi giá cả mua bên ngoài rẻ hơn so với ăn trong các nhà hàng mà lại còn được ngắm biển thoải mái.

Bởi vậy, gia đình tôi trước khi tới Vũng Tàu cũng đã chuẩn bị thêm đồ ăn để mang theo, đảm bảo đi du lịch vẫn vui vẻ mà không bị “chặt, chém”.

Đi ăn hỏi giá, thanh toán ngay

Chị Phạm Bích Nhàn 29 tuổi, ngụ TP Biên Hòa lại có cách đối phó với tình trạng này khác hơn, chị Nhàn cho biết: Để tránh tình trạng chặt, chém thì trước khi tới Vũng Tàu, tôi đều lên Internet để tham khảo các thông tin về các quán ăn giá quá cao so với mức bình thường để phòng tránh.

Mỗi khi tới quán ăn tôi đều hỏi giá trước và thanh toán tiền ngay, để tránh bị “chặt, chém”. Khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thỏa thuận giá, yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng.

Một người dân Vũng Tàu chia sẻ cách chống chặt, chém: Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ.

Cua ghẹ bán ngoài bãi biển Vũng Tàu.
Cua ghẹ bán ngoài bãi biển Vũng Tàu.

Những tài xế taxi giới thiệu những quán ăn, khách sạn…. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán “chặt chém”. Những quán làm ăn đàng hoàng không sử dụng dịch vụ này.

Trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Hường- Phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để dẹp tệ nạn buôn bán hàng rong.

Đặc biệt với tình hình chặt chém, TP cương quyết làm triệt để, mạnh tay và đã dẹp bỏ được một số quán có sai phạm. Bà Hường nhấn mạnh không thể để tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, phải xử lý đến cùng với những trường hợp vi phạm, nhằm ổn định tình hình du lịch trên địa bàn.

Để ngăn chặn tình trạng này, Vũng Tàu đã thiết lập đường dây nóng công khai ở một số nơi trên đường Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Thùy Vân để tiện cho khách phản ánh đến cơ quan chức năng khi bị chủ quán “chặt chém”.

Khi bị “chặt chém”, du khách có thể gọi các số sau:

0989.217.417 (Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu)

0913.947.870 (Trưởng Công an phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu)

0918. 581.755 (Chủ tịch UBND phường Thắng Tam)

0643.852.264 (Công an phường Thắng Tam)

0913.758.658 (Trưởng Công an phường 2, TP Vũng Tàu)

0643.524.088 (Trực ban Công an phường 2)

0918.010.963 (Chủ tịch UBND phường 2)

0918.221.661 (Phó Chủ tịch UBND phường 2, TP Vũng Tàu).

Xe 'chặt chém': Hành khách nói có, cảnh sát nói không

Một hành khách đi tuyến Thanh Hóa - Hà Nội tố nhà xe thu giá vé cao gấp đôi, chở quá số người quy định… tuy nhiên, CSGT cho rằng, xe chỉ chở quá vài người chứ không thu giá vé cao.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/cac-kieu-doi-pho-nan-chat-chem-cua-du-khach-293225.bld

Theo Minh Chấu-Lê Ngân/Lao động

Bạn có thể quan tâm