Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các cô gái chưa chồng phải ký cam kết không 'đòi sính lễ'

Tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, khoản tiền phải đưa cho nhà gái trước khi kết hôn là vấn đề đau đầu, gánh nặng lớn đối với nhà trai.

Chi phí xoay quanh lễ cưới luôn là chủ đề thu hút nhiều tranh luận tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: CGTN.

Tại Toại Xuyên, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), chính quyền địa phương vừa qua tổ chức cuộc gặp mặt với sự tham gia của 30 cô gái chưa lập gia đình, thảo luận về một số chủ đề, một trong số đó là thông lệ nhà trai đưa tiền cho nhà gái khi kết hôn.

Trong buổi họp mặt, các cô gái đã ký cam kết phản đối mức giá cô dâu đắt đỏ. Tin tức về sự kiện này được trang web của chính quyền địa phương chia sẻ vào cuối tháng 1 đã thu hút sự chú ý của gần 100 triệu người, theo South China Morning Post.

"Sáng 30/1, chính quyền địa phương đã tổ chức một diễn đàn dành cho những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình, trong đó họ thảo luận quan điểm của mình về giá cô dâu cao và thay đổi các phong tục. Những người phụ nữ đã ký một bản cam kết tập thể phản đối giá cô dâu cao và ủng hộ thay đổi phong tục, hướng dẫn những người trẻ tuổi trong các lĩnh vực khác nhau trở thành người ủng hộ lối sống văn minh mới", bài đăng trên trang web ghi.

Cùng ngày, tài khoản Douyin chính thức của chính quyền Toại Xuyên phát hành video ca ngợi cách tiếp cận của thị trấn: "Đây là một cách tốt để chống lại giá cô dâu cao, can thiệp trước để đảm bảo hiệu quả".

gia co dau Trung Quoc anh 1

Tại buổi gặp mặt, 30 phụ nữ chưa kết hôn ở Giang Tây được yêu cầu ký cam kết chống lại giá cô dâu cao. Ảnh: sinaimg.cn.

Tuy nhiên, nhiều người trên mạng xã hội đặt câu hỏi về cách tiếp cận của chính quyền địa phương. Một người lập luận rằng giá cô dâu cao là vấn đề về phong tục hơn là vấn đề từ phụ nữ: "Đàn ông đã ký cam kết gì? Giá cô dâu cao là thứ phụ nữ có thể quyết định sao?".

Tại Trung Quốc, thế hệ trẻ ngày càng phải chịu nhiều áp lực khi kết hôn. Ngoài các chi phí như lễ cưới, nhà ở và nuôi dạy con cái, một số vùng vẫn theo truyền thống cũ là nhà trai phải trả một khoản tiền cho nhà gái, được gọi là "giá cô dâu".

Trong nhiều trường hợp hiện nay, tiền "giá cô dâu" được trả lại cho các cặp vợ chồng sau khi cưới song tập tục truyền thống này vẫn chưa bị loại bỏ.

Giang Tây cũng là một trong những địa phương nổi tiếng với yêu cầu sính lễ cao. Tháng 1 vừa qua, một chàng trai chia sẻ câu chuyện bạn gái đòi số tiền giá cô dâu 18,88 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu USD) gây ra nhiều tranh luận.

Dù người đăng bài sau đó thừa nhận đã bịa chuyện song chủ đề vẫn khiến nhiều nam giới lo lắng vì yêu cầu giá cô dâu khoảng 200.000 nhân dân tệ (30.000 USD) vẫn còn khá phổ biến ở Giang Tây.

Trong một cuộc thảo luận trên Weibo, nhiều người lập luận rằng chính phủ Trung Quốc nên làm tốt hơn việc bảo vệ những người trẻ tuổi, ví dụ như giảm phân biệt giới tính tại nơi làm việc.

"Tại sao không tổ chức một cuộc họp để các công ty ký cam kết không phân biệt đối xử với phụ nữ trẻ đã kết hôn?", một dân mạng viết.

Một người khác cảm thấy cách tiếp cận của chính quyền địa phương không hiện đại: "Đây là năm 2023 rồi, không phải năm 2023 trước Công nguyên".

Chồng cũ, chồng mới của người phụ nữ Trung Quốc gây chú ý vì hòa thuận

Sau khi ly hôn, người đàn ông Trung Quốc không chỉ giữ mối quan hệ tốt đẹp với vợ cũ mà còn cả chồng mới của cô. Video ghi lại cảnh tụ tập của gia đình gây chú ý trên mạng.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Mai An

Bạn có thể quan tâm