Cà phê giúp hạn chế nguy cơ béo phì nếu bạn tiêu thụ hợp lý. Ảnh: Shutterstock. |
Cà phê là chủ đề gây tranh cãi trong giới nghiên cứu bởi những giá trị mà nó mang lại. Chúng ta thường nghe thấy những quan điểm trái ngược nhau về thức uống này.
Theo nghiên cứu (ngày 14/3) được công bố trên tạp chí BMJ Medicine, đồ uống có caffeine không chứa calo giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý vẫn cần thêm những nghiên cứu khác về cà phê.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Hoàng gia London, Đại học Bristol và trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London.
Họ sử dụng một kỹ thuật phân tích được gọi là "ngẫu nhiên Mendel" (Mendelian Randomization) để tìm ra mối liên hệ giữa sự biến đổi của gene ERAP2 và nguy cơ mắc bệnh tự miễn, nhiễm trùng.
Nghiên cứu tiến hành trên 10.000 người (chủ yếu có nguồn gốc châu Âu) với các đặc điểm di truyền có liên quan đến tốc độ chuyển hóa caffeine trong cơ thể.
Kết quả cho thấy gần một nửa người tham gia có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II thấp do giảm cân. Caffeine giúp đốt cháy chất béo, tăng cường trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn, góp phần vào giảm nguy cơ tiểu đường.
Tiến sĩ Dipender Gill, nhà khoa học lâm sàng tại Đại học Hoàng gia London, cho biết nghiên cứu cần được tiến hành sâu hơn để đảm bảo tính chính xác cao.
Mặt khác, nghiên cứu chỉ ra những người có đặc điểm di truyền chuyển hóa caffeine chậm hơn thường uống ít cà phê hơn. Nhưng họ có lượng caffeine cao trong máu, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, lượng mỡ thừa, nguy cơ mắc tiểu đường type II cao hơn nhóm khác.
Uống 3-5 cốc cà phê/ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II và các bệnh tim mạch. Dù vậy, điều này cần được kiểm chứng thêm.