Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cá ngừ đi Nhật có giá gấp 3

Một trong 9 con cá ngừ đại dương ở Bình Định xuất sang Nhật Bản có giá 437.000 đồng/kg và có thể cao hơn nếu ngư dân làm tốt quy trình đánh bắt, bảo quản.

Chiều 8/8, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifisco), cho biết kết quả bán đấu giá lô hàng cá ngừ đại dương 9 con đầu tiên nặng gần 450 kg diễn ra cùng ngày tại Nhật Bản có giá bình quân 240.000 đồng/kg. Trong đó, con có chất lượng tốt nhất được bán với giá 437.000 đồng/kg, con thấp nhất là 50.000 đồng/kg. Như vậy, so với cá đánh bắt theo kiểu truyền thống hiện được bán trên thị trường nội địa (khoảng 80.000 đồng/kg), giá cá bình quân đánh bắt theo công nghệ mới cao gấp 3 lần.

Kiểm tra chất lượng cá trước khi xuất sang Nhật Bản.
Kiểm tra chất lượng cá trước khi xuất sang Nhật Bản.

Trước đó, ngày 6/8, lô cá trên được Bidifisco phối hợp với công ty Kato Hitoshi General Office (TP Osaka - Nhật) mua lại từ chuyến đánh bắt cá ngừ đại dương đầu tiên theo công nghệ Nhật Bản của 4 tàu cá ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn với giá hơn 120.000 đồng/kg. “Với mỗi kg cá từ kho đến nơi bán đấu giá bên Nhật Bản, chúng tôi mất nhiều khoản phí như vận chuyển bằng máy bay (70.000 đồng/kg), xe, bốc vác... Trong chuyến hàng lần này, sau khi trừ các chi phí trên, hoa hồng cho đối tác (11%) và phí bán đấu giá, chúng tôi hòa vốn. Chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu cá sang Nhật Bản vẫn còn nhiều thiếu sót mà có kết quả như thế thì coi như chấp nhận được”, bà Lan phân tích.

Theo các chuyên gia Nhật Bản, chất lượng tự nhiên của cá ngừ Việt Nam trong chuyến hàng đầu tiên so với cá Nhật Bản không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, do phương pháp xử lý cá ngừ của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn Nhật Bản nên chất lượng cá thấp dẫn đến giá bán không cao. Riêng con cá được người dân Nhật Bản mua đấu giá với giá 437.000 đồng/kg thì chất lượng và giá cả không thua gì cá bản địa.

Đấu giá lô cá ngừ đầu tiên Việt Nam xuất sang Nhật Bản

Lô cá ngừ đầu tiên của ngư dân Bình Định thí điểm đánh bắt theo công nghệ hiện đại được bán đấu giá hôm nay (8/8).

“Lúc xẻ đuôi con cá để chọn xuất sang Nhật, thấy màu thịt và độ mềm thì chúng tôi biết chất lượng chưa cao. Nguyên nhân do ngư dân mắc sai sót ở khâu câu cá và bảo quản. Tôi tin rằng ngư dân Việt Nam chỉ cần chú trọng hơn nữa đến phương pháp đánh bắt và bảo quản thì chất lượng cá sẽ tốt hơn, giá cũng cao không thua gì cá ngừ Nhật Bản” - ông Masakazu Shoga, chuyên gia thủy sản công ty Kato Hitoshi General Office, nhận định.

Ông Nguyễn Quê (ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) - chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu BĐ-96776 TS, 1 trong 4 tàu đánh bắt cá theo công nghệ mới - thừa nhận: “Mặc dù đã được hỗ trợ thiết bị, công nghệ và tập huấn khá kỹ nhưng vì chưa quen nên chúng tôi đã có những sai sót trong khâu câu cá cũng như bảo quản. Rút kinh nghiệm từ đợt này, tôi tin chất lượng cá đánh bắt lần tới sẽ tốt hơn nhiều”.

Lô cá ngừ đại dương đầu tiên của Bình Định được xuất đi Nhật

Chiều 6/8, lô hàng cá ngừ đại dương đầu tiên đánh bắt theo công nghệ mới đã được chuyển từ Bình Định sang Nhật Bản để bán đấu giá.

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết sắp tới, tỉnh sẽ họp rút kinh nghiệm và tiếp tục chọn thêm những ngư dân có nhu cầu, nhiệt huyết trong việc áp dụng mô hình đánh bắt cá theo công nghệ mới để hỗ trợ. “Nếu ngư dân áp dụng đúng kỹ thuật câu cá ngừ đại dương mà phía Nhật Bản truyền đạt thì chắc chắn giá cá bình quân bán bên nước họ sẽ lên đến trên 400.000 đồng/kg”, ông Lộc nói.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ca-ngu-di-nhat-co-gia-gap-3-20140808220640029.htm

Theo Anh Tú/ Người Lao động

Bạn có thể quan tâm