Những con cá heo mũi chai thân thiện sống theo đàn với số lượng lên đến 100 con. Thông minh và có tính xã hội cao, cá heo làm mọi thứ cùng nhau, bao gồm cả việc nuôi dạy con non trong các nhóm trông trẻ. Cá heo sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau. Mỗi con cá heo có một tiếng huýt sáo riêng. Điều này giúp chúng nhận ra nhau, tìm kiếm và giúp đỡ lẫn nhau.
Cá heo chủ yếu ăn cá nhỏ và mực. Chúng sử dụng âm thanh vọng lại để tìm con mồi, kỹ thuật này được gọi là định vị bằng tiếng vang. Cá heo nhảy lên khỏi mặt nước để quan sát con mồi tốt hơn, nó có thể bơi với tốc độ lên đến 30 km/giờ (19 dặm/giờ).
Trong việc sinh sản, cá heo đực sẽ đợi một con cái bơi vào khu vực của mình hoặc nó sẽ chủ động đi tìm một bạn tình. Đôi cá heo sau đó sẽ bơi cạnh nhau, cọ bụng vào nhau khi giao phối. Cá heo cái mang thai 12 tháng trước khi sinh con.
Cá heo là động vật thông minh. Ảnh: tourismwings. |
Con mẹ sẽ dạy con non mới sinh bơi ngay bên cạnh nó. Cá heo mẹ bơi, cơ thể của nó tạo ra sóng để đẩy cá heo con lướt đi trong nước cùng nó. Khi ra đời, cá heo con được cá heo mẹ hoặc một con cái khác trong đàn đẩy lên mặt nước để nó có thể hít thở không khí. Giống tất cả loài động vật có vú, cá heo có núm vú và nuôi con bằng sữa mẹ. Cá heo con bú ngay trong khi cá heo mẹ đang bơi, mỗi lần bú 4-5 giây.
Trong mỗi đàn lại có các nhóm nhỏ có chức năng trông trẻ, bao gồm các cá mẹ và cá con. Cá heo cái thậm chí còn chăm sóc cho con của những con cá mẹ khác. Điều này được gọi là “hợp tác nuôi dưỡng” (alloparenting). Những con cá heo cái hợp thành một nhóm để bảo vệ cá heo con khỏi những kẻ săn mồi như cá mập. Cá heo con bú sữa mẹ đến 2 tuổi và ở với cá heo mẹ từ 3 đến 6 năm.
Việc hợp tác nuôi dưỡng cũng có ở cá mập. Sau 10-12 tháng đến thời điểm sinh con. Cá mập cái sẽ bơi đến bìa rừng ngập mặn. Đây là “nhà trẻ”, nơi những con con của nó sẽ sống những năm đầu đời. Cá mập con được sinh ra gần các khu “nhà trẻ” đặc biệt, chẳng hạn như các rừng ngập mặn ven biển. Ở đây, có rất nhiều nơi trú ẩn và thức ăn để con non có cơ hội sống sót tốt nhất.