Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Đức thay đổi chính sách đối ngoại vì tình hình Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang thay đổi chính sách đối ngoại khi cuộc tấn công Ukraine đang làm đảo lộn trật tự ở châu Âu.

tac dong cua cuoc chien Ukraine anh 1

Hơn ba thập kỷ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Đức đang đảo ngược chính sách đối ngoại truyền thống, thay thế thương mại và đối thoại bằng việc tăng cường sức mạnh quân sự.

Phát biểu trước Quốc hội Đức, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết cường quốc kinh tế châu Âu này sẽ tăng gần gấp đôi chi tiêu quân sự, mua máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất và tạo ra nguồn dự trữ năng lượng.

Wall Street Journal nhận định Đức bắt đầu các chiến lược quốc phòng và năng lượng - an ninh để đối phó với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Sự đảo ngược chính sách đối ngoại của ông Scholz, một chính trị gia 63 tuổi, người mới chỉ trở thành thủ tướng vào tháng 12/2021, đánh dấu thời điểm quan trọng đối với quốc gia lớn nhất Tây Âu.

tac dong cua cuoc chien Ukraine anh 2

Các binh sĩ Ukraine đã sẵn sàng ở khu vực Donetsk vào ngày 27/2. Ảnh: AP.

Đảo ngược chính sách

Ngày Nga tấn công Ukraine - 24/2 - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử.

Thủ tướng Đức cho biết nước này sẽ chiến đấu để bảo vệ nền dân chủ châu Âu, cũng như bảo vệ “từng mét vuông” lãnh thổ của NATO.

Giống như tất cả nước thành viên của khối, bao gồm cả Mỹ, Đức tuyên bố sẽ không can thiệp quân sự vào Ukraine. Tuy nhiên, Berlin và các chính phủ phương Tây khác đang tìm mọi cách viện trợ Ukraine trong điều kiện không tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh.

Theo các nhà sử học, những lời hùng biện như vậy không được nghe thấy trong tòa nhà Reichstag, trụ sở của Quốc hội Đức, kể từ thời Thế chiến II.

Ông Scholz cũng cam kết giảm sự phụ thuộc của Đức trong việc nhập khẩu khí đốt từ Nga bằng cách cấp vốn cho hai cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng chính ở bờ biển phía bắc nước này, và tạo ra nguồn dự trữ chiến lược. Mặc dù động thái này có nghĩa Berlin sẽ mất đi một nguồn năng lượng giá rẻ, nó giúp giảm bớt sự ràng buộc của nước này với Moscow.

tac dong cua cuoc chien Ukraine anh 3

Đức hoãn phê duyệt dự án Nord Stream 2. Ảnh: AP.

Nhiều nước châu Âu đã giảm năng lực quân sự sau Chiến tranh Lạnh, tin rằng trật tự lục địa dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, khiến chiến tranh trong khu vực trở nên lỗi thời.

Đức đã cắt giảm số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực từ 5.000 chiếc năm 1989 xuống còn 300 chiếc hiện tại, đồng thời giảm lực lượng vũ trang từ gần 500.000 người còn khoảng 180.000 người.

Thế nhưng, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã làm thay đổi các lựa chọn chính sách.

Trở lại thời đại răn đe

Hôm 26/2, Thủ tướng Đức Scholz đã phá lệ, thay đổi chính sách cấm xuất khẩu vũ khí sang các khu vực xung đột, và cam kết chuyển 1.000 vũ khí chống tăng, 500 tên lửa đất đối không Stinger và 9 khẩu pháo cho Ukraine.

Bây giờ, Đức đang nói về một cuộc tái vũ trang lực lượng của chính nước này mà cách đây vài ngày vẫn là điều không tưởng.

Cuộc tấn công Ukraine được phát động hôm 24/2 đã xua tan mọi nghi ngờ còn sót lại. Sau đó, ông Scholz quyết định một sự thay đổi cơ bản trong thế trận quốc phòng của Đức và châu Âu là cần thiết, quan chức này cho biết.

tac dong cua cuoc chien Ukraine anh 4

Các binh sĩ Đức ở Torgelow chuẩn bị triển khai tới Lithuania vào ngày 15/2. Ảnh: AP.

Trong tương lai, Đức cho hay họ sẽ tăng chi tiêu quân sự hàng năm lên 2% tổng sản phẩm quốc nội, từ mức 1,5% vào năm ngoái.

Ông Scholz cũng thông báo sắp đầu tư khoảng 113 tỷ USD vào hệ thống vũ khí mới, bao gồm máy bay không người lái của Israel và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn Moscow của phương Tây.

EU, một tổ chức được sinh ra từ giấc mơ tìm kiếm giải pháp hòa bình và hội nhập kinh tế, hôm 27/2 cũng cho biết họ sẽ viện trợ mua vũ khí cho Ukraine. Đây là một bước đi chưa từng có đối với khối này.

Thách thức đối với Berlin

Tuần trước, tổng tư lệnh Đức cho biết quân đội nước này cần được xây dựng lại toàn diện.

Trong nhiều thập kỷ, Đức đã cố gắng tăng chi tiêu phúc lợi bằng cách hạn chế đầu tư vào quốc phòng và các lĩnh vực khác, dẫn đến điều mà một số sĩ quan cấp cao gần đây gọi là “rút ruột” lực lượng vũ trang.

Các chuyên gia cảnh báo rằng sự thay đổi trong chính sách của Berlin sẽ khó khăn và đòi hỏi một sự chuyển đổi từ cơ cấu bên trong quân đội, chính phủ và xã hội Đức nói chung.

tac dong cua cuoc chien Ukraine anh 5

Biển người biểu tình trên đường phố Strasse des 17, Berlin, Đức. Ảnh: AP.

Phần lớn châu Âu và Đức nói riêng trong nhiều thập kỷ đã hạ thấp ý nghĩa của việc duy trì các lực lượng vũ trang mạnh mẽ. Gần đây, EU thậm chí coi ngành công nghiệp quốc phòng là không bền vững với môi trường, điều có thể hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn theo các quy định mới của khối, ông Heiko Borchert, một nhà tư vấn quốc phòng, nhận định.

Ngoài ra, thách thức đối với chính phủ là làm thế nào để người dân chấp nhận sự thay đổi chính sách triệt để, tập trung vào quyền lực cứng và quốc phòng.

Ông Erich Vad, một lữ đoàn trưởng đã nghỉ hưu, từng là cố vấn chính sách quân sự của cựu Thủ tướng Angela Merkel, cho biết, hơn cả việc tăng chi tiêu quân sự, Đức cần thay đổi tư duy để phù hợp với khả năng chiến đấu hiệu quả hơn cùng ý chí chính trị mạnh mẽ.

“Chi tiêu của Nga chỉ cao hơn một chút so với Đức, nhưng quân đội của chúng tôi là trò cười”, Tướng Vad nói.

Giao tranh trên đường phố Kharkiv khi xe tăng Nga tiến vào Các binh sĩ Ukraine chiến đấu trên đường phố Kharkiv với lựu đạn phóng tên lửa. Một đoàn xe được cho là của Nga cũng đã bị chặn lại bởi các binh sĩ Ukraine.

Người Việt ở Kyiv: Lòng tôi như lửa đốt, ngày mai sẽ ra sao?

Chia sẻ với Zing, ông Nguyễn Tuyên - người Việt sống tại thủ đô Ukraine - cho biết mỗi ngày ông đều lo sợ cho tính mạng của gia đình trước các cuộc tấn công.

Hàng loạt nước hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Nhiều quốc gia, bao gồm cả Thụy Điển theo đuổi chính sách trung lập, đã bắt đầu gửi viện trợ quân sự hoặc nhân đạo cho Ukraine kể từ khi Nga tấn công nước này hôm 24/2.

Minh An

Bạn có thể quan tâm