Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bước đi ngược chiều thế giới của Tòa án Tối cao Mỹ

Quyết định của Tòa án Tối cao lật ngược phán quyết vụ Roe v. Wade và xóa bỏ quyền phá thai hiến định đã đặt Mỹ vào số ít quốc gia hạn chế việc tiếp cận phá thai trong thế kỷ XXI.

Roe va Wade,  chau Au anh 1

Vào năm 1973, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Mỹ khẳng định Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền tự do của phụ nữ mang thai được chọn phá thai mà không bị chính phủ hạn chế. Hiến pháp bảo vệ quyết định phá thai là vấn đề cơ bản thuộc quyền riêng tư. Điều đó đã thiết lập án lệ gần 5 thập kỷ nhưng chưa bao giờ được hệ thống hóa thành luật liên bang.

Kể từ đó, hơn 50 quốc gia đã tự do hóa luật nhằm đảm bảo quyền phá thai trong vài thập kỷ qua, theo Trung tâm Quyền sinh sản, nhóm vận động toàn cầu phản đối các hạn chế phá thai.

Ở nhiều nơi, bao gồm phần lớn châu Âu, các nhà lập pháp đã thông qua luật mở rộng quyền tiếp cận phá thai.

Roe va Wade,  chau Au anh 2

Một lá cờ có nội dung “Đừng giẫm đạp lên tử cung của tôi” bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 4/6. Ảnh: Washington Post.

Quá trình xem xét việc phá thai có nên hợp pháp hóa hay không ảnh hưởng đến luật pháp và những khó khăn mà các phán quyết sau đó phải đối mặt. Trong nhiều năm, những người ủng hộ quyền phá thai ở Mỹ đã thúc đẩy một luật riêng để củng cố án lệ Roe v. Wade vì sợ rằng một phán quyết khác của tòa án có thể thay thế phán quyết ban đầu.

Tuy nhiên, ngay cả khi phá thai được luật pháp bảo vệ, các đảng phái chính trị có thể lật lại vấn đề và tranh cãi tại tòa án nhằm bác bỏ việc hợp pháp hóa phá thai. Hồ sơ quốc tế cho thấy vấn đề phá thai thường xuyên bị thách thức trong cả lĩnh vực pháp lý và chính trị.

Dưới đây là một số quốc gia nơi phá thai đã được hợp pháp hóa kể từ vụ Roe v. Wade . Những quy định về luật đã giúp chống lại những thách thức sau khi hợp pháp hóa phá thai.

Roe va Wade,  chau Au anh 3

Các nhà hoạt động vì quyền phá thai phản đối bên ngoài Tòa án Hiến pháp trong khi các thẩm phán tiếp tục thảo luận về việc hủy bỏ việc phá thai ở Bogotá, Colombia, hôm 21/2. Ảnh: Washington Post.

Quyết định của tòa án

Chỉ tính năm 2021, hai phán quyết lớn của tòa án ở Colombia và Mexico ít nhất đã phi hình sự hóa một số vụ phá thai. Những người ủng hộ quyền phá thai cho rằng đây là năm đánh dấu khởi đầu của kỷ nguyên mới về quyền sinh sản ở các quốc gia này.

Tại Colombia vào tháng 2 vừa qua, Tòa án Hiến pháp đã bỏ phiếu hợp pháp hóa việc phá thai trước khi mang thai được 24 tuần. Đây là thời điểm mà nhiều bác sĩ đồng ý rằng bào thai bắt đầu xuất hiện.

Trường hợp hợp pháp hóa phá thai được đưa ra trước tòa bởi phong trào Causa Justa gồm các nhóm nhân quyền và xã hội dân sự. Phong trào này nỗ lực phi hình sự hóa phá thai ở Colombia.

Trước khi có phán quyết, phá thai chỉ được phép trong những trường hợp hiếp dâm, mang thai bất thành hoặc khi tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ gặp nguy hiểm.

Các thẩm phán của tòa án đã yêu cầu cơ quan lập pháp của Colombia đưa ra các quy định để áp dụng phán quyết này. Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền phá thai nói rằng cần phải có nhiều hành động hơn để chính thức loại bỏ tội phá thai khỏi bộ luật hình sự Colombia.

Năm 2021, Tòa án Tối cao Mexico đã bỏ phiếu bác bỏ luật tiểu bang phạt phụ nữ phá thai bằng án tù, kể cả trong trường hợp bị cưỡng hiếp.

Tòa án nhận thấy luật ở bang Coahuila của Mexico là vi hiến. Luật này mở đường cho những người ủng hộ quyền phá thai nhằm thúc đẩy phong trào cho phép phụ nữ phá thai ở các bang khác của Mexico.

Tháng 6, bang Guerrero của Mexico đã trở thành bang thứ 9 trong số 32 tổ chức liên bang của nước này bắt đầu cho phép phá thai. Mặc dù Tòa án Tối cao của Mexico đặt ra tiền lệ liên bang, hiện vẫn chưa rõ liệu quốc hội của quốc gia này có ban hành luật khẳng định quyền được phá thai mà không bị trừng phạt hình sự hay không.

Roe va Wade,  chau Au anh 4

Trong ảnh tư liệu năm 2020, một phụ nữ cầm biểu ngữ viết bằng tiếng Tây Ban Nha “Phá thai hợp pháp, an toàn và miễn phí, hợp pháp hóa và hủy bỏ việc phá thai ngay bây giờ, vì sự độc lập và tự chủ của cơ thể chúng ta” bên ngoài Quốc hội ở thành phố Mexico City. Ảnh: Washington Post.

Ở Canada, sản phụ được nạo phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Trong 34 năm qua, Canada là một trong số ít quốc gia không có quy định về cấm phá thai.

Vào năm 1988, Tòa án Tối cao của Canada đã ban hành phán quyết mang tính bước ngoặt nhằm hủy bỏ luật liên bang cấm phá thai. Tòa án đã phán quyết rằng các yêu cầu về thủ tục của luật - bao gồm sự chấp thuận của bác sĩ - đã vi phạm quyền của phụ nữ để hưởng “cuộc sống, tự do và an ninh của một người” theo Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada.

Kết quả, Canada phi hình sự hóa việc phá thai. Ngoài ra, việc phá thai cũng nhận được hỗ trợ như bất kỳ thủ tục y tế nào khác và được quy định ở cấp tỉnh.

Tuy nhiên, không giống như vụ kiện Roe v. Wade, phán quyết năm 1988 không xem xét liệu quyền lựa chọn phá thai có được Hiến pháp Canada bảo vệ hay không. Do đó, việc tiếp cận luật không thực sự được quy định trong luật Canada.

Theo các chuyên gia pháp lý, các nhà chức trách Canada cần phải sửa đổi Hiến chương về Quyền và Tự do. Hiến chương nên bao gồm quyền phá thai rõ ràng. Tuy nhiên, vào tháng 6, một giáo sư luật hiến pháp cho rằng đây là “viễn cảnh khó xảy ra”.

Các nhà lập pháp ở Canada kể từ năm 1988 chỉ mới nỗ lực hai lần để thông qua các dự luật hạn chế việc phá thai, nhưng cả hai lần đều không thành công trước quốc hội những năm ngay sau phán quyết tòa án ban đầu được đưa ra.

Pháp luật

Tuy nhiên, ở hầu hết quốc gia hợp pháp hóa phá thai, các điều chỉnh về pháp luật thường viết cụ thể hoặc là một phần của đạo luật y tế.

Các luật cho phép phá thai - từ Nam Phi đến Nga, Ireland đến Việt Nam - rất khác nhau về những điều được cho phép và ở những giai đoạn khác nhau của thai kỳ.

Theo Trung tâm Quyền sinh sản, trên toàn châu Âu, phá thai nói chung là hợp pháp ít nhất trong ba tháng đầu dựa trên yêu cầu cá nhân hoặc nền tảng các giá trị xã hội. Việc phá thai được phép bất cứ khi nào cần thiết trong thai kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe hoặc tính mạng của người mang thai.

Roe va Wade,  chau Au anh 5

Trong ảnh hồ sơ năm 2021 ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, nhiều người đặt nến để tưởng nhớ một phụ nữ mang thai đã chết do luật hạn chế phá thai của Ba Lan. Ảnh: Washington Post.

Có lẽ, sự thay đổi ủng hộ quyền phá thai lớn nhất ở châu Âu xảy ra ở Ireland. Tại đây, vào năm 2018, công chúng đã bỏ phiếu nhằm đảo ngược lệnh cấm phá thai lâu năm của hiến pháp. Họ bỏ đi mục sửa đổi trong hiến pháp coi quyền được sống của thai nhi ngang bằng với giá trị cuộc sống của người mẹ.

Bản sửa đổi ban đầu được thông qua vào năm 1983 do lo ngại rằng luật phá thai sẽ bị tuyên bố vi hiến. Thay vào đó, điều khoản mới thay thế đưa cho quốc hội quyền lực để quy định việc phá thai.

Hiện Đạo luật Y tế (Quy định về Phá thai) năm 2018 cho phép phá thai đến 12 tuần tuổi của thai kỳ hoặc ở giai đoạn có nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, pháp luật vẫn xử lý hình sự những người giúp người mang thai hộ hoặc phá thai ngoài quy định, với mức án tối đa là 14 năm tù.

Ở Đức, về mặt kỹ thuật, phá thai là bất hợp pháp trong nhiều năm và có thể bị phạt tới 3 năm tù theo Mục 218 của Bộ Luật Hình sự, được thông qua lần đầu tiên vào năm 1872.

Năm 1993, Tòa án Tư pháp Liên bang đã bãi bỏ biện pháp của quốc hội nhằm tự do hóa hoàn toàn luật phá thai của đất nước, trích dẫn đoạn 218. Tuy nhiên, tòa án cho rằng phụ nữ không thể bị trừng phạt vì phá thai trong vòng 12 tuần đầu tiên, chỉ cần họ nhận được hướng dẫn từ cơ quan phụ trách của nhà nước.

Sau nhiều tranh cãi về mặt pháp lý tại quốc hội, Đạo luật đã được tuân thủ Giờ đây, các ngoại lệ được cho phép trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu bệnh nhân tham dự buổi tư vấn y tế. Sau đó, họ đợi ba ngày trước khi làm thủ tục phá thai.

Nhưng vào tháng 3, Đức đã thông qua dự thảo luật bãi bỏ Mục 219a của Bộ Luật hình sự. Mục 219a bao gồm biện pháp thời Đức Quốc xã cấm các bác sĩ "quảng cáo" dịch vụ phá thai hoặc cung cấp thông tin cơ bản về các thủ tục phá thai, với mức án tối đa là hai năm tù.

Hôm 24/6, dự luật đã được thông qua theo số đông trong quốc hội. Luật mới cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phá thai “cung cấp thông tin và chi tiết về phương pháp phá thai được sử dụng”.

Tổng thống Biden: 'Đây là ngày buồn của nước Mỹ' Tổng thống Joe Biden ngày 24/6 cho biết việc Tòa án Tối cao lật lại phán quyết bảo vệ quyền phá thai Roe v. Wade đã đưa nước Mỹ quay về 150 năm trước.

Nhiều công ty Mỹ phản ứng nhanh sau phán quyết của Tòa án Tối cao

Các công ty bao gồm Walt Disney và Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) ngày 24/6 cam kết hỗ trợ chi phí đi lại cho nhân viên, nếu họ phải sử dụng dịch vụ phá thai ở nơi khác.

Berlin bãi bỏ luật cấm hướng dẫn phá thai của Đức Quốc xã

Với sự đồng tình từ thành viên nhiều đảng, Đức đã bãi bỏ một đạo luật xử tội các bác sĩ cung cấp thông tin về thủ tục phá thai có từ thời Đức Quốc xã.

Thanh Lam

Theo Washington Post

Bạn có thể quan tâm