Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bức ảnh vệ tinh ở California khiến cả thế giới sửng sốt

Một đám cháy rừng dữ dội ở California (Mỹ) nhìn từ không gian trông giống như một quả bom phát nổ. Chuyện gì đang xảy ra?

Đám cháy Line Fire ở California bùng phát dữ dội đến mức tạo ra thời tiết riêng, theo CNN. Đám mây pyrocumulus, hay "mây lửa", hình thành phía trên đám cháy hôm 9/9 đúng vào thời điểm một vệ tinh thời tiết có độ phân giải cao cách bề mặt Trái Đất hàng trăm km đang quan sát hành tinh này.

Những đám mây pyrocumulus hình thành trên nguồn nhiệt mạnh như những vụ cháy rừng dữ dội hoặc phun trào núi lửa. Không khí phía trên các nguồn nhiệt này bị ép lên cao một cách nhanh chóng và hỗn loạn, khiến hơi ẩm trong không khí ngưng tụ, tạo thành mây.

Tuy nhiên, mây pyrocumulus cũng hút vào một lượng lớn khói và tro từ đám cháy bên dưới, khiến chúng sẫm màu hơn nhiều so với loại mây trắng bông thông thường.

may bom anh 1

Hình ảnh vệ tinh chụp lại các đám mây pyrocumulus của đám cháy Line Fire vào thứ hai, ngày 9/9/2024. Các khu vực màu hồng và cam làm nổi bật các điểm nóng đang hoạt động. Ảnh: NASA.

Đó chính xác là những gì vệ tinh Landsat-8, một dự án thu thập dữ liệu chung giữa NASA và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), đã ghi lại được hôm 9/9.

Những đám mây pyrocumulus khổng lồ nổi lên phía trên đám cháy Line Fire đang bùng phát, phun ra nhiều khói và tro bụi lên không trung cao hàng nghìn mét. Những đám mây này trông giống như chiếc súp lơ lấm bẩn hoặc những cục bông gòn đã qua sử dụng trên hình ảnh vệ tinh so với những đám mây tích trắng phồng ở phía đông đám cháy.

Những đám mây pyrocumulus cũng được bao quanh bởi khói có màu nâu nhạt hoặc màu rám nắng trên hình ảnh vệ tinh.

may bom anh 2

Đám mây pyrocumulus hình thành từ đám cháy Line ở Nam California thứ hai, ngày 9/9/2024. Ảnh: NASA.

Vào cuối ngày, những đám mây pyrocumulus của đám cháy Line Fire cuối cùng đã biến thành pyrocumulonimbus tạo ra sét và mưa, theo NASA.

Trong khi mưa từ một cơn bão như thế này có thể giúp ích cho nỗ lực chữa cháy, thì những cơn gió giông mạnh và những tia sét đánh vào những khu vực khô hạn có thể gây ra những đám cháy mới.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hạnh Lam

Bạn có thể quan tâm