Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh 54 tuổi truyền cảm hứng cho Apple, Amazon

Bức ảnh chụp toàn cảnh Trái Đất có tuổi đời 54 năm đã truyền cảm hứng cho hai công ty công nghệ lớn nhất hiện nay.

Năm 1968, bức ảnh đầu tiên chụp toàn cảnh Trái Đất được NASA công bố. Chính bức ảnh này đã tạo cảm hứng cho Steve Jobs và Jeff Bezos, hai nhà sáng lập những công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ là Apple và Amazon.

Bức ảnh này, được đăng trên trang bìa tạp chí The Whole Earth Catalog, được Steve Jobs cầm trên tay trong bài nói chuyện nổi tiếng trước sinh viên Stanford vào năm 2005. Chính cuốn tạp chí này cũng được giới thiệu cho Jeff Bezos khi ông mới thành lập Amazon, và truyền cảm hứng cho công ty vũ trụ Blue Origin của Bezos sau này.

Bức ảnh thay đổi cách nhìn về Trái Đất

Vào mùa hè năm 1966, người đàn ông tên là Stewart Brand, sinh viên tốt nghiệp trường Stanford, vừa đi lính về và tự xưng là "nghệ sĩ lười biếng" đã bắt đầu một nhiệm vụ. Khi đó, Steve Jobs mới 11 tuổi, còn Jeff Bezos 2 tuổi.

buc anh truyen cam hung anh 1

Bức ảnh chụp toàn cảnh Trái Đất đầu tiên bằng vệ tinh ATS-3. Ảnh: NASA.

Brand nhận ra cuộc chạy đua không gian đã kéo dài gần một thập kỷ, nhưng NASA chưa từng chụp một bức ảnh toàn cảnh Trái Đất. Do đó, ông bắt đầu một chiến dịch và quá giang xe đi khắp nước Mỹ để quảng bá cho dự án này.

Hai năm sau, đúng như mong đợi, NASA đăng bức ảnh toàn Trái Đất đầu tiên được chụp từ vệ tinh ATS-3.

"Khi còn nhỏ, có một tờ báo tên The Whole Earth Catalog, đó là một trong những quyển kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Tác giả của tờ báo là Steward Brand ở cách đây không xa, ngay Menlo Park. Ông đã mang tờ báo đến với mọi người bằng những nét thơ của ông", Steve Jobs giải thích về tờ báo.

Steve so sánh tờ báo này như Google "giấy", xuất hiện 35 năm trước khi Google trên máy tính được giới thiệu lần đầu. The Whole Earth Catalog là tờ báo lý tưởng với những công cụ ngăn nắp và khái niệm tuyệt vời.

Trong đợt phát hành đầu tiên, Brand chỉ in 1.000 bản, nhưng những lần phát hành sau, số lượng lên đến 2 triệu bản.

Cảm hứng không gian của Jeff Bezos

Năm 1994, Jeff Bezos thu dọn đồ đạc, hướng về Seattle để thành lập Amazon, và thuê nhân viên đầu tiên của mình ngoài ông và vợ ông.

Nhân viên đầu tiên của Bezos tên là Shel Kaphan, người mà sau này ông gọi là "nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử của Amazon.com".

Trùng hợp thay, công việc đầu tiên của Kaphan từ năm 1968 là làm việc cho Brand, ông là một trong những người đầu tiên tham gia làm The Whole Earth Catalog.

Theo Brad Stone - tác giả quyển sách The Everything Store, Kaphan đã nhìn thấy tiềm năng của Amazon.

buc anh truyen cam hung anh 2

Bức ảnh Earthrise chụp năm 1968. Ảnh: NASA.

Bezos còn được truyền cảm hứng bởi có cùng quan điểm hướng về không gian với Brand. Kaphan giới thiệu ông với Brand, mối quan hệ này đã đưa Brand trở thành một thành viên hội đồng sáng lập của chiếc "Đồng hồ Long Now" trị giá 42 triệu USD, được thiết kế để lưu giữ thời gian trong 10.000 năm.

"Nói một cách lý tưởng, chiếc đồng hồ sẽ dùng để suy nghĩ về thời gian mà những bức ảnh chụp Trái Đất từ không gian được thực hiện để lên tiếng cho môi trường. Những hình tượng này sẽ thay đổi cách suy nghĩ của mọi người", Brand giải thích.

Hiện bức ảnh chụp toàn cảnh Trái Đất năm 1967 đã được thay thế bằng tấm ảnh Earthrise, do phi hành đoàn Apollo 7 chụp vào năm 1968 và tấm ảnh Blue Marble được chụp vào năm 1972 bởi phi hành đoàn Apollo 17.

Dù vậy, nó vẫn là bức ảnh đầu tiên tạo cảm hứng cho Brand lập ra The Whole Earth Catalog và lấy bức ảnh đó làm ảnh bìa. Hơn nữa, sự kết hợp này sẽ tiếp tục được kể lại trong 40, 50 năm sau, trong câu chuyện thành lập của hai công ty lớn nhất thế giới.

Nơi duy nhất trên Trái Đất vẫn đang diễn ra Kỷ băng hà

Nhóm nghiên cứu cho rằng lượng khí metan dưới đáy sâu của Biển Đen không thể bốc lên bề mặt là nguyên nhân khiến quá trình biến đổi nơi đây vẫn như ở Kỷ băng hà cuối cùng.

Quỳnh Chi

Theo Inc

Bạn có thể quan tâm