Ngay trước của hầm chính, một lều hậu cần chuyên phục vụ thức ăn cho lực lượng cứu hộ được thành lập ngay cửa chính của hầm thuỷ điện. Các thức ăn được chuẩn bị gồm cơm, bánh mỳ, mỳ tôm, trái cây và nước uống. |
Trong đó các chiến sĩ thường "ưu tiên" chọn bánh mì vì tiện lợi, nhanh chóng dù chỉ là bánh mì không. Mỗi khi xong ca đào thông hầm, các chiến sĩ thường chọn một món lót dạ để chờ đến ca kế tiếp. Theo ước tính, lực lượng cứu hộ có mặt được huy động đến hiện trường khoảng 500 người gồm cứu hộ của PCCC Lâm Đồng và TP.HCM, quân đội, công an, y tế, chuyên gia, hậu cần... |
Trong khi đó, bữa cơm chính buổi chiều của lực lượng quân đội được các chiến sĩ hậu cần nấu nướng dã chiến gần khu vực hầm thuỷ điện. |
Mỗi chiến sĩ sẽ đến nhận phần của từng trại mình mình đóng quân tại hiện trường. |
Các chiến sĩ cứu hộ cũng được lực lượng hậu cần nấu cơm cho. Mỗi người nhận một suất thức ăn về đội của mình. |
Một trại thường từ 10 đến 15 chiến sĩ cùng nhau ăn uống ngay tại hiện trường. |
Khẩu phần của từng trại gồm cơm, canh, đồ xào, tôm và một ít trái cây. |
Không khí ăn uống khẩn trương để tranh thủ nghỉ ngơi trước khi vào ca đào hầm cứu người. |
Những nhân viên của công ty thuỷ điện tham gia cứu hộ nhận phần cơm của mình. |
Những người khác sắp nhận ca vào hầm không kịp ăn cơm đã ăn tạm bánh mì lấy sức thực hiện công tác cứu hộ. |
Sau giờ cơm, các chiến sĩ trong lực lượng cứu hộ tranh thủ ngồi nghỉ và sưởi ấm bên bếp lửa vì trời Đà Lạt khá lạnh. Công tác cứu hộ sẽ được thực hiện liên tục 24/24 đến khi giải cứu được 12 công nhân mắc kẹt. |