'Bóng ma chiến tranh lởn vởn' gần Syria
Bạo lực leo thang, cộng thêm sự cố bắn rơi máy bay quân sự Thổ Nhĩ Kỳ... Syria ngày càng có nguy cơ bị nước ngoài can thiệp.
>>Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao?
>> Thổ Nhĩ Kỳ điều F-16 'nghênh đón' trực thăng Syria
>> Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria trong vòng 48 giờ tới?
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ủng hộ Ankara và khẳng định, sự cố máy bay rơi là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Clinton, Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta và nhiều quan chức Mỹ cấp cao khác không ngại úp mở chuyện sẽ can thiệp quân sự chống chính phủ Syria.
Tổng thống Obama cân nhắc chuyện can thiệp quân sự vào Syria. |
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông gần đây loan tin Lầu Năm góc soạn xong các kế hoạch khẩn cấp can thiệp quân sự vào Syria, được các đồng minh phương Tây và thế giới Arab ủng hộ mạnh mẽ.
Song song với việc lên kế hoạch can thiệp quân sự, các hoạt động gián điệp cũng được tăng cường mạnh với sự tham gia tích cực của máy bay không người lái và các vệ tinh.
Tại Washington, các chuyên gia tin rằng việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria là chiến thuật hữu hiệu và an toàn nhất để lật đổ chế độ Assad
Trong một báo cáo được tiết lộ bởi New York Times, một nhóm các nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang hoạt động bí mật ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ - khu vực biên giới trải dài 800 km của Ankara và Damascus. Họ bắt đầu hoạt động cách đây vài tuần với sứ mệnh chính là đào tạo, huấn luyện cũng như chiêu mộ lực lượng cho phe đối lập Syria và chia sẻ, cung cấp các thông tin tình báo cho họ.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều cáo buộc cho rằng chính phủ Ankara, Saudi Arabia và Qatar đang tuồn lượng vũ khí rất lớn bao gồm súng trường tự động, súng phóng lựu, vũ khí chống tăng và đạn dược vào Syria cho quân nổi dậy chống lại ông Assad thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
New York Times bình luận, sứ mệnh của CIA chứng tỏ chính phủ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện cho chiến dịch quân sự chống lại Tổng thống Assad và nỗ lực tăng cường áp lực lên Damascus đòi ông phải từ chức. Truyền thông khẳng định các cơ quan chính phủ nỗ lực “lung lạc” và mua chuộc một số lãnh đạo hàng đầu của các đơn vị quân đội Syria bỏ đồn và đầu quân sang phe nổi dậy chống chính phủ.
Các kịch bản hiếu chiến khác chống lại chế độ Assad bao gồm thiết lập vùng cấm bay, phong tỏa toàn bộ hoặc một phần lãnh hải với sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc là không thích hợp, khó lòng xảy ra, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Giới chuyên gia lưu ý rằng khả năng Mỹ và đồng minh tấn công trực tiếp chống lại các mục tiêu đã được nhắm sẵn trên lãnh thổ Syria nhờ các lực lượng hải quân và không quân Mỹ đang được triển khai trong khu vực cũng là một trong những phương thức tấn công.
Trong bối cảnh này, lập trường của Nga là vật cản đường lớn đối với các kế hoạch chiến tranh của Nhà Trắng.
Tờ Washington Post và New York Times đồng thời nhấn mạnh mọi hi vọng thương lương và thỏa hiệp với Nga về vấn đề Syria đã sụp đổ sau cuộc phỏng vấn Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Obama ở Hội nghị thượng đỉnh G-20.
Gần đây ông Obama nhấn mạnh nhiều hơn đến sự ra đi của chính phủ Assad và tuyên bố đây là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng của Syria.
Tuy nhiên, trước thềm bầu cử Mỹ, các hãng thông tấn lớn trong nước phát hiện ra rằng Nhà Trắng hiện rất khó để quyết định nên can thiệp quân sự trực tiếp hay gián tiếp sẽ có triển vọng và hiệu quả hơn.
Còn giới chuyên gia quân sự cho hay các đánh giá sợ bộ của Lầu Năm góc và CIA nhấn mạnh chiến dịch can thiệp sẽ là nhiệm vụ phức tạp. Với “thiệt hại chiến tranh” khó lòng ước đoán cụ thể trước, can thiệp quân sự sẽ gây ra thương vong cho không biết bao nhiêu người dân vô tội ở Syria. Và chắc chắn kẻ đi xâm lược hoặc kẻ tấn công cũng sẽ phải nhận một cái giá đáng kể.
Một vấn đề cũng đang được xem xét là mực độ ủng hộ trong nước mà Mỹ và phương Tây nhận được nếu can thiệp quân sự vào Syria,
Theo khảo sát mới nhất của CNN, chỉ 33% người Mỹ ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria. Còn báo anh Guardian thông báo 52% người Pháp và 65% người Tây Ban Nha ủng hộ can thiệp trong trường hợp bắt buộc. Đức và Italy, mức độ ủng hộ lần lượt là 45% và 43%
Cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới và những nỗi lo sợ của công chúng Mỹ bởi các cuộc can thiệp thất bại đầy đau thương và mất mát trong quá khứ nước Mỹ - nguyên nhân để họ chống lại một kế hoạch can thiệp quân sự mới không thể dự báo trước kết quả là hai yếu tố chính cản trở một quyết định dứt khoát nên hay không nên can thiệp vào Syria. Nhưng vì quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách trong Nhà Trắng nên để ngăn chặn một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria, có lẽ quan điểm cho rằng Tổng thống Obama sẽ nằm ở giữa danh sách nạn nhân của cái gọi là “thiệt hại chiến tranh” nên được đem ra cất nhắc.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn