Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bolivia cho Snowden tị nạn để phản đối chuyên cơ bị chặn

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, ngày 6/7 cho biết nếu được yêu cầu, ông sẽ cho phép cựu nhân viên Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden “tị nạn nhân đạo”.

Bolivia cho Snowden tị nạn để phản đối chuyên cơ bị chặn

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, ngày 6/7 cho biết nếu được yêu cầu, ông sẽ cho phép cựu nhân viên Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden “tị nạn nhân đạo”.

Tổng thống Morales tại lễ khai trương một trung tâm thể thao ngày 6/7.

Phát biểu tại lễ khánh thành một trung tâm thể thao ở bang Oruro, nhà lãnh đạo cánh tả này cho biết quyết định trên nhằm phản đối việc Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ngăn cản chuyên cơ của ông bay qua hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu, vì nghi rằng Snowden có trên máy bay.

Snowden bị truy bắt vì phanh phui chương trình do thám với quy mô lớn do Chính phủ Mỹ tiến hành. Ông Morales cho biết thông qua Snowden, ông muốn biết thông tin mà Mỹ thu thập nhằm kiểm soát Bolivia.

Theo nguồn tin báo chí, Snowden được cho là đang ẩn náu ở khu trung chuyển của một sân bay quốc tế tại Mátxcơva, Nga. Ông đã xin tị nạn chính trị tại 27 nước, trong đó có 6 nước Mỹ Latinh là Bolivia, Brazil, Cuba, Ecuador, Nicaragua và Venezuela.

Trước đó, ngày 5/7, hai nhà lãnh đạo cánh tả khác ở Mỹ Latinh - Tổng thống Venezuela, Nicolás Maduro, và Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega - tuyên bố cho phép Snowden tị nạn nhân đạo.

Trong khi đó, việc cản trở chuyên cơ của Tổng thống Morales trên đường trở về từ Nga, nơi ông dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, tiếp tục bị một số tổ chức quốc tế phê phán vì vi phạm luật pháp quốc tế và gây nguy hiểm cho tính mạng của ông.

Ngày 6/7, Hội đồng thường trực của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) đã triệu tập một phiên họp bất thường vào tuần tới để thảo luận về vụ đóng cửa bầu trời đối với chuyên cơ của ông Morales, mà theo nhiều nhà phân tích là do Mỹ ra lệnh.

Trước đó, ngày 5/7, Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) đã ra thông cáo phản đối vụ việc “không thể thanh minh” trên, đồng thời yêu cầu các nước châu Âu liên quan làm rõ sự việc. Cùng ngày, Nhóm G-77 và Phong trào không liên kết cũng ra thông cáo lên án hành động chặn chuyên cơ của ông Morales.

Theo Tin Tức

Theo Tin Tức

Bạn có thể quan tâm