Sáng 16/7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp, nhất là ở phía Nam. Hội nghị nhằm đánh giá, rà soát lại tất cả kịch bản đưa ra thời gian qua, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.
Theo Cục Y tế Dự phòng, cơ quan này xây dựng kịch bản 100.000 người mắc Covid-19 trên cả nước, 5.000, 10.000 đến 30.000 ca bệnh tại các tỉnh để khi dịch lan rộng, chúng ta không bị động. Từ kịch bản này, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch phù hợp.
Bác sĩ điều trị cho các ca mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh. |
Các ban, ngành liên quan có trách nhiệm cập nhật kế hoạch đáp ứng, tập huấn cán bộ, kiện toàn đội đáp ứng nhanh, tổ truy vết, tổ Covid-19 và sẵn sàng mở rộng khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến; sẵn sàng về nhân lực, test kit xét nghiệm, vật tư chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Bên cạnh đó, các tỉnh cần đẩy nhanh tiêm vaccine Covid-19, ưu tiên người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền, lực lượng tuyến đầu và theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Về công tác hậu cần chống dịch, các địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, đẩy mạnh thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng đáp ứng nhanh, kịp thời, không để dịch lây lan rộng trên địa bàn.
Trong đó, chúng ta cần chuẩn bị cơ sở cách ly nhiều hơn, cơ sở điều trị theo 3 cấp, tăng cường phòng ICU riêng để cấp cứu bệnh nhân nặng; rà soát lại máy thở, oxy…
Theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam và ngành y tế cần lưu ý chuẩn bị cho tình huống kịch bản xấu.
"Các địa phương chưa có dịch phải chuẩn bị ngay. Với địa phương có dịch phải chuẩn bị cao hơn một mức so với yêu cầu. Chúng tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, sẽ cho phép chuẩn bị cao hơn một mức để khi dịch xảy ra không bị ngỡ ngàng, bối rối, hoang mang", ông Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế cũng đưa ra các vấn đề ngành cần chuẩn bị để đối phó với dịch:
Xét nghiệm: Phải nâng công suất xét nghiệm, tổ chức, điều phối, trả kết quả xét nghiệm.
Cách ly: Phải chuẩn bị cơ sở cách ly, giảm tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
Điều trị: Các bệnh viện hạng 2, 3 phải có hệ thống oxy để thở máy không xâm nhập, thở mask và đảm bảo số giường theo yêu cầu của Bộ. Các địa phương phải nhanh chóng kiểm tra nguồn cung ứng oxy để tìm và giải quyết các khó khăn.
Quan điểm của Bộ Y tế là phương châm 4 tại chỗ, các địa phương cần chuẩn bị máy móc cơ bản nhất, tăng cường đào tạo, tập huấn. Ngoài ra, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trở lên phải có trung tâm cấp cứu hồi sức tích cực cho bệnh nhân nặng, phải có máy ECMO, lọc thận.
Nhân lực: Các địa phương tiếp tục đào tạo về xét nghiệm, tiêm chủng, chuẩn bị cho tình huống xấu.
Ông Long nhấn mạnh: "Mong chúng ta quyết liệt, quyết tâm hơn để ngăn chặn dịch không xâm nhập vào địa phương mình. Với địa phương có dịch phải quyết liệt khống chế dịch sớm".
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.