Liên quan việc đi lại của trẻ em khi một số thành phố mở cửa trở lại, đại diện Bộ Y tế cho hay nếu bắt buộc phải ra đường, trẻ dưới 18 tuổi cần tuân thủ nguyên tắc 5K.
Về chủ trương tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ, Bộ Y tế đã triển khai xây dựng hướng dẫn liên quan việc tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 17 tuổi.
Một đại diện của tổ xây dựng hướng dẫn cho biết các quy định dựa trên cơ sở tham khảo quy trình triển khai tiêm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có sự tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài. Quy trình tiêm chủng cho trẻ em vẫn bao gồm việc khám sàng lọc.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều 2/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết cơ quan này đã chỉ đạo Cục Y tế dự phòng và Hội đồng Vaccine quốc gia nghiên cứu, bước đầu thống nhất căn cứ từng loại vaccine để tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi. Việc này đang được xin ý kiến của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn để ban hành trong thời gian sớm nhất.
Một gia đình ở TP.HCM đưa con đến phố đi bộ Nguyễn Huệ đi dạo khi thành phố mở cửa. Ảnh: Duy Hiệu. |
Thời gian qua, Bộ Y tế đã làm việc với các công ty cung ứng vaccine, nhà sản xuất để đặt hàng mua vaccine cho năm 2022. Trong đó, cơ quan này dự kiến mua vaccine cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Trao đổi với Zing, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố đang chờ hướng dẫn từ Bộ Y tế và có nguồn vaccine phù hợp mới có thể triển khai tiêm chủng an toàn cho trẻ nhỏ.
Tại buổi họp báo thông tin lộ trình thực hiện Chỉ thị 18, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cho biết thành phố quản lý các trường hợp dưới 18 tuổi bằng khai báo y tế. Ngoài ra, theo lộ trình mở cửa, học sinh TP.HCM vẫn tiếp tục học trực tuyến nên chưa phải đến trường. Do đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM khuyến cáo nếu không có việc cần thiết, nhóm này không nên ra đường.
“Hiện nay, Bộ Y tế chưa có quy định, hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi. Trẻ em là tài sản của quốc gia. Do vậy, các gia đình không để trẻ tự ý ra đường, ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Lê Hòa Bình nói.
Về vấn đề tiêm vaccine, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng giai đoạn này, phụ huynh không nên nôn nóng, vượt rào để tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ nhỏ. Vaccine phòng Covid-19 có thời gian nghiên cứu khá nhanh và vẫn còn khá mới, do đó, việc tiêm chủng cho trẻ em cần được cân nhắc thận trọng.
"Vaccine phòng bệnh từ trước đến nay thường nghiên cứu tiêm chủng trên đối tượng là trẻ em. Nhưng với vaccine Covid-19 thì nghiên cứu tiêm cho người trưởng thành. Việc tiêm vaccine cho trẻ em cần được cân nhắc dựa trên yếu tố bao gồm công nghệ sản xuất, số liệu nghiên cứu", bác sĩ Khanh nói.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.