Văn bản do Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, ký ngày 18/1 gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện trực thuộc Bộ, Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an) và y tế các Bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Trong năm 2021 với diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nhiều phụ nữ mang thai, sản phụ bị mắc Covid-19, thậm chí một số người đã tử vong.
Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai, ưu tiên tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Các địa phương cũng đã tích cực, nỗ lực cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh.
Tuy nhiên, gần đây, cơ sở y tế của một số tỉnh, thành phố, bao gồm cả các cơ sở y tế ngoài công lập có hiện tượng đùn đẩy, từ chối phụ nữ có thai đến khám thai và sinh con, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây Covid-19.
Một thai phụ mắc Covid-19 chuẩn bị lên bàn mổ sinh tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hùng Vương (TP.HCM). Ảnh: Hoàng Giám. |
Nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai nghiêm túc, quyết liệt hoạt động phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế. Các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sản khoa và trẻ sơ sinh diễn ra an toàn, liên tục, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh cần đảm bảo phân luồng, có khu khám bệnh, chăm sóc, điều trị riêng cho thai phụ F0, tuyệt đối không đùn đẩy, từ chối khám, chăm sóc phụ nữ có thai khi phát hiện xét nghiệm dương tính.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mang thai về mặt lý thuyết được coi là tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khi nói đến Covid-19. Cơ quan này khuyến cáo những người mang thai và gần đây mang thai (ít nhất 42 ngày sau khi kết thúc thai kỳ) có nhiều khả năng bị bệnh nặng do Covid-19 hơn những người không mang thai.
Hiệp hội Y học Bà mẹ - Thai nhi (SMFM) cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có nguy cơ phải điều trị ICU gấp 3 lần; phải sử dụng ECMO gấp 2,4 lần và nguy cơ tử vong gấp 1,7 lần so với bệnh nhân không mang thai có triệu chứng.
Ngày 10/9/2021, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó quy định tiêm cho phụ nữ mang thai.
Ngày 21/9, Bộ Y tế tiếp tục gửi văn bản đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên, lập kế hoạch và tổ chức tiêm vaccine tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa sau khi giải thích nguy cơ/lợi ích và đối tượng đồng ý tiêm chủng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.