Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Văn hóa: Hãng phim lỗ 20 năm, đang nợ 21 tỷ đồng thuê đất

Trong buổi làm việc sáng 21/9, thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết Bộ VHTTDL có chủ trương cổ phần hóa hãng phim từ năm 2006, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn và lúng túng.

Sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với báo chí về vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam đang gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Trước đó, nhiều nghệ sĩ làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam đã lên tiếng việc không được trả lương, cơ sở xuống cấp, đạo cụ bị hỏng hóc… sau quá trình cổ phần hóa.

Quá trình thâu tóm Hãng phim truyện VN của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.

Thậm chí, trong buổi họp mặt báo chí của Hội Điện Ảnh Việt Nam cũng diễn ra sáng 21/9, nghệ sĩ Quốc Tuấn là người chủ trì đã thẳng thắn cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về việc nắm bắt và giải quyết tình hình quá chậm trễ, dẫn đến Hãng phim truyện ngày càng xuống cấp.

Liên quan đến những vấn đề gây bức xúc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trả : "Hãng phim mới cổ phần hóa 2 tháng, chưa thể đánh giá hết được. Nhưng sự việc đáng tiếc xảy ra, cổ phần chiến lược Vivaso đã nhận khuyết điểm về lương, cơ sở vật chất, và hứa sẽ sửa chữa.

Bộ trưởng yêu cầu hãng phim phải thực hiện tốt việc xây dựng quy chế làm việc, phân công cán bộ rõ ràng, sắp xếp phòng ban hợp lý, tu sửa nơi làm việc. Đề nghị không được cho thuê bất cứ thứ gì ở hãng phim…".

"Trước mắt trả lương tháng 6, tháng 7 cho cán bộ như trước khi cổ phần. Sau này sẽ tính toán lại để có phương án trả lương sau cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược đã hứa sẽ đưa ra các biện pháp, ổn định tình hình để sản xuất phim sau khi cổ phần hóa. Hãng phim cũng hứa làm phim tốt để đưa ra rạp chào mừng ngày thành lập", ông Huỳnh Vĩnh Ái nói.

Thu truong Huynh Vinh Ai  giai dap ve hang phim anh 1
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái  trong buổi làm việc sáng 21/9.

Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu hai đại diện cổ phần Nhà nước ở lại hãng phim, giám sát việc thực hiện chủ trương. Có vấn đề gì xảy ra thì kiến nghị lại Bộ để đưa ra giải pháp.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cung cấp nhiều thông tin xoay quanh quá trình cổ phần hóa hãng phim. Cụ thể, Bộ có chủ trương cổ phần hóa từ năm 2006 và có 30 đơn vị nằm trong danh sách phải cổ phần, bao gồm hãng phim truyện Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa hãng phim quan trọng và có nhiều di sản văn hóa, lãnh đạo bộ gặp nhiều vấn đề dẫn đến lúng túng, cần thêm thời gian để nghiên cứu.  

Đứng trước thực trạng nợ tiền thuê đất lên tới 21 tỷ đồng, hãng phim buộc phải cổ phần hóa để giải quyết vấn đề. Và lãnh đạo Bộ tiến hành cổ phần từ năm 2014, nhưng đến 2016 hãng mới thực sự trở thành công ty cổ phần.

Theo Thứ trưởng, hãng phim nợ trong suốt 20 năm, trong đó tiền thuê đất là 21 tỷ đồng. Hãng phim có nhiều mảnh đất tại Hoàng Hoa Thám, Đông Anh, Thụy Khuê (Hà Nội) hay TP.HCM, tuy nhiên, tất cả đều là đất thuê. Do đó, nhà đầu tư phải lập tức trả số nợ, nếu không, cơ quan chức năng sẽ thu hồi các giấy tờ.

Tuy nhiên, sau quá trình cổ phần hóa, Bộ không thể điều chỉnh hãng phim như trước. Thay vào đó, sẽ có hai đại diện Nhà nước ở lại hãng phim và xem xét các hoạt động có đúng mục đích làm phim hay không. Nếu không đúng thì đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội rút giấy phép thi công.

'Giá 5.000 m2 đất vàng của hãng phim không bằng một căn hộ cao cấp'

NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, đạo diễn Quốc Tuấn... đều rơi nước mắt khi nói về tình hình hiện tại của Hãng phim truyện Việt Nam.


Hiền Đỗ - Lan Phương

Bạn có thể quan tâm