Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Y tế: Đã xử lý kỷ luật 10.000 cán bộ y tế

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết ngành này đang quyết liệt triển khai các chính sách tạo đột phá với ba giải pháp gọi là "kiềng ba chân".

Bộ trưởng Kim Tiến đưa ra 'kiềng ba chân' giải pháp cho Y tế Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 27/10, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra 3 giải pháp khắc phục hạn chế tồn tại của Bộ Y tế.

Sáng 27/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có 10 phút để giải trình thêm trước Quốc hội về một số vấn đề mà các đại biểu quan tâm. Bộ trưởng Tiến đã nêu ra nhiều điểm đã đạt được cũng như còn hạn chế của ngành y tế.

Bệnh viện nào nhà vệ sinh bẩn là giám đốc ở đó bẩn

Nếu khoa nào nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay thì đồng chí trưởng khoa ở bẩn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Ngành y tế cũng từng bước giảm tải bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, ứng dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, mang tầm quốc tế.

Một số bệnh viện tuyến tỉnh đã có thể thực hiện những kỹ thuật cao như thụ tinh nhân tạo, thậm chí là ghép tạng.

Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, phân hạng bệnh viện sau chấm điểm, công khai minh bạch trên cơ quan truyền thông. Đồng thời tích cực xây dựng nhiều bệnh viện mới đặc biệt là tuyến huyện, tỉnh, trung ương.

bo truong y te noi ve nha ve sinh ban trong benh vien anh 1
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Quốc hội sáng 27/10. Ảnh: Duy Ngọc.

Bà cho biết đề án xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp và đổi mới thái độ của cán bộ nhân viên y tế đã triển khai trong toàn ngành. Bệnh viện hiện có chỗ chờ, có đường dây nóng, nơi tiếp dân, số chờ…

“Chúng tôi cũng thúc đẩy phong trào nhà vệ sinh trong bệnh viện. Nếu bệnh viện nào mà nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc ở bẩn. Nếu khoa nào nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay thì đồng chí trưởng khoa ở bẩn”, ông nói.

Nói về việc lập đường dây nóng, bà Tiến cho biết thời gian qua đã xử lý 10.000 cán bộ ngành y tế từ cấp xã đến trung ương. Các hình thức kỷ luật có thể là cảnh cáo, nghỉ việc, chuyển việc. Ngành y tế cũng lắp camera tại nơi khám chữa bệnh, những nơi có thể phát sinh tiêu cực.

Về đề án đổi mới tài chính sẽ tiến tới tính đúng, tính đủ, tính cả lương, tăng cường xã hội hóa, khuyến khích phát triển bệnh viện, để thu hút vốn cho bệnh viện, giảm quá tải cho bệnh viện.

Bộ Y tế cũng triển khai đề án đưa bác sĩ trẻ, được đào tạo chuyên khoa I, tốt nghiệp loại giỏi đưa về các huyện nghèo. Các huyện nghèo được hoan nghênh. Các bác sĩ đối với nam công tác 3 năm, nữ là 2 năm, giúp giải quyết nhiều khó khăn tại các huyện nghèo.

Chất lượng cơ sở y tế chưa đáp ứng

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế của ngành y tế hiện nay.

Bà cho biết tình trạng quá tải tại các bệnh viện trung ương, tuyến cuối, khoa khám bệnh vẫn còn, có bệnh viện 5.000-6.000 bệnh nhân. Nguyên nhân là người dân bị bệnh nhẹ cũng vào bệnh viện lớn, không tin tưởng tuyến dưới. Điển hình như dịch tay chân miệng, độ 1-2 đáng lẽ ở nhà, nhưng vẫn vào bệnh viện. Từ đó có thể gây quá tải, nhiễm trùng chéo, có thể tăng nguy cơ tử vong với bệnh nhân nặng.

Bà cho biết điều này có phần xuất phát từ việc người dân vẫn chưa tin tưởng y tế tuyến dưới, chăm sóc của bệnh viện chưa toàn diện, chưa đảm bảo tỷ lệ 1 bác sĩ, 3 điều dưỡng. Một bệnh nhân vào thì có 3-4 người nhà vào. Người nhà bệnh nhân vẫn chăm sóc, bệnh viện chưa chăm sóc toàn diện.

“Rất nhiều nguyên nhân trong đó. Cơ chế tài chính chưa đủ chi trả để nâng cao chất lượng cán bộ. Chất lượng cơ sở y tế cơ sở chưa đáp ứng, kể cả nhân lực, số lượng, chất lượng, cơ cở vật chất, không đồng đều giữa các vùng miền”, bà nói.

bo truong y te noi ve nha ve sinh ban trong benh vien anh 2
Cơ sơ khang trang của Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.

"Kiềng ba chân" giải pháp 

Khó khăn về chất lượng, số lượng, chế độ chính sách cho cán bộ ngành y tế của được bà Tiến nêu ra. Nói về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ ra nhóm “kiềng 3 chân giải pháp”.

Sắp tới sẽ khánh thành một loạt cơ sở y tế hiện đại, theo thiết kế nước ngoài, đội ngũ cán bộ cao cấp, thậm chí mời cả chuyên gia nước ngoài.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Đầu tiên, xây dựng tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khi còn khỏe mạnh, từ nâng cao sức khỏe, tăng cường y tế dự phòng, kiểm tra sức khỏe khi mới bị bệnh, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường.

Bộ Y tế đang xây dựng 26 mô hình điểm phòng khám bác sĩ gia đình, giống mô hình ở các nước đang phát triển. Một cách toàn diện về cơ sở vật chất, hoạt động, cơ chế tài chính và nguồn nhân lực.

“Với những nước có thu nhập từ 15.000-17.000 USD thì họ mất 10 năm xây dựng tương đối mô hình này. Chúng ta chỉ mức thu nhập gần 3.000 USD, phấn đấu trong 5 năm tới sẽ xây dựng mô hình cơ bản, 20 năm sẽ nhân rộng ra toàn quốc. Để khi chúng ta ốm đau mệt mỏi, bệnh tật cần khám sức khỏe sàng lọc thì đến phòng khám gia đình đó”, bà nói.

Kiềng thứ hai, Bộ trưởng Y tế nói khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh.

“Sắp tới sẽ khánh thành một loạt cơ sở y tế hiện đại, theo thiết kế nước ngoài, đội ngũ cán bộ cao cấp, thậm chí mời cả chuyên gia nước ngoài. Để cán bộ, người Việt khi bị bệnh không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Thậm chí người nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể khám chữa. Tôi nghĩ trong tầm tay của nền y tế Việt Nam hiện nay”, bà nói.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, ngành y tế cần một cơ chế đột phá, cơ chế tự chủ về tài chính, kết hợp xã hội hóa, cải cách BHYT tự chủ. Điều này ngành y tế sẽ có đề án báo cáo thủ tướng.

Giải pháp thứ ba, bà Tiến nhấn mạnh ngành y tế sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Điển hình như việc đổi mới đào tạo y bác sĩ.

“Sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục đào tạo, trong đó có cơ chế riêng cho ngành y tế. Bác sĩ được đào tạo sau 6 năm, phải thực hành, rồi thi cấp chứng chỉ, rồi học chuyên khoa 3 năm, sau đó mới có thể hành nghề. Như vậy đã tiệm cận quy trình quốc tế”, bà chia sẻ.

Bộ trưởng Y tế yêu cầu chuyển bệnh nhân nhẹ xuống tuyến dưới

Trong buổi làm việc với Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bác sĩ cần chú trọng phân loại bệnh nhân.


Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm