Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ trưởng Tiến: 'Không phải đưa phong bì, mà là nhét tiền'

“Do quá tải, người nhà bệnh nhân muốn được khám kỹ, khám trước nên mới đưa tiền. Theo chúng tôi quan sát thì không phải họ đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi".

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa trả lời trong buổi Tọa đàm trực tuyến do báo Tuổi trẻ tổ chức về vấn nạn phong bì ngành y vốn gây nhiều bức xúc.  Theo vị Bộ trưởng này, người nhận phong bì chủ yếu là điều dưỡng và người thay băng.

Đưa ra ý kiến của mình, một bạn đọc cho răng "100 bác sĩ thì 90 người nhận phong bì nhưng chưa bị lộ. Chỉ có 1-2 người bị báo chí phanh phui là do... số không may. Chuyện nhận phong bì là thói quen, bình thường và đã thành chuyện đương nhiên phải thế". Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến cho biết, chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư, quy trình khám chữa bệnh, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế.

“Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khám trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền. Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưỡng, là người thay băng”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến, đưa phòng bì cho bác sĩ không dễ.

Theo Bộ trưởng Tiến, việc tiếp cận để “gửi” phong bì đối với bác sĩ không phải dễ. Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, có những bệnh viện không thể đưa phong bì như Việt Đức (Hà Nội),  bệnh viện Đại Học y dược TP.HCM, , khu vực đồng bằng sông Cửu Long...

“Đâu đó cũng có cán bộ y tế không giữ được nhân cách đạo đức của mình. Cũng cần phải nói là chế tài việc nhận phong bì chưa nghiêm. Bên cạnh đó cũng còn do tâm lý của người bệnh muốn cám ơn bác sĩ”, Bộ trưởng nói. “Ở nước ngoài, dù lương Y, bác sĩ cao hơn, thu nhập tốt hơn nhưng thực tế cũng vẫn chưa hết nạn phong bì”.

Nói về tình trạng bác sĩ kê toa thuốc đắt tiền để nhận hoa hồng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến cho rằng, tình trạng này chỉ xảy ra ở thuốc ngoại, có tỷ lệ hoa hồng cao.

Nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, bà Tiến cho biết, thuốc biệt dược từ các hãng thuốc lớn của nước ngoài trả hoa hồng cao từ 20-30% (thuốc nội chỉ được 10%). Ngoài ra, các công ty nước ngoài còn tổ chức các hội thảo trao quà, mời đi nước ngoài và rất nhiều chương trình để hưởng hoa hồng.

Mặt khác, nguyên nhân cũng là do người dân, nhất là ở thành phố lớn đã “yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc ngoại, không đồng ý để bác sĩ kê thuốc nội”.

Nguyễn Vũ

Bạn có thể quan tâm