Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bỏ trần lãi suất là cách khôn ngoan lẽ ra cần làm từ lâu'

“Lãi suất chắc chắn không thể hạ. Vấn đề năm 2011 là thanh khoản thì của 2012 và 2013 là nợ xấu”, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết.

'Bỏ trần lãi suất là cách khôn ngoan lẽ ra cần làm từ lâu'

“Lãi suất chắc chắn không thể hạ. Vấn đề năm 2011 là thanh khoản thì của 2012 và 2013 là nợ xấu”, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Tại buổi tọa đàm về chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm diễn ra sáng nay tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước bơm rút tiền theo hướng thận trọng, linh hoạt là cách làm đúng đắn.

Ông Nghĩa cho hay, nguy cơ lạm phát quay trở lại sẽ là khá lớn, vì lạm phát lõi hằng tháng thấp nhất là 0,18% và đang leo dần đến 0,85%. Còn về thanh khoản ngân hàng, ông Nghĩa đánh giá cao động thái của Ngân hàng Trung ương khi áp dụng các đợt tái cấp vốn nhanh, mạnh và không chần chừ theo kiểu đánh giá về “lợi ích nhóm”. “Tháng 9, 10, 11 năm ngoái, ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ hệ thống”, ông Nghĩa cho biết.

Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu cứ ngồi bàn về lợi ích nhóm, thì kinh tế càng khó phục hồi còn doanh nghiệp chết hàng loạt.

Cũng theo chuyên gia này, không còn con đường nào khác là các nhà điều hành điều hành theo hướng tiếp tục kiềm chế lạm phát. “Lãi suất chắc chắn không thể hạ thêm. Một câu hỏi cũng sẽ được đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước sắp tới là có nên tiếp tục duy trì trần lãi suất nữa hay không. Nếu tiếp tục thì sẽ đẩy hàng loạt ngân hàng đang huy động lãi suất cao hơn vào rủi ro, làm cho tính minh bạch của hệ thống giảm xuống. Bởi chúng ta quy định nhưng họ không nghe nên không làm gì được”, chuyên gia này nhấn mạnh. Theo ông, có 2 vấn đề cần đặt ra: Một là nếu duy trì trần, phải bắt các ngân hàng tuân thủ. Nếu không thì phải bỏ. Ông Nghĩa đánh giá động thái bỏ trần trung và dài hạn trên 12 tháng trở lên để tiến tới bỏ trần ngắn hạn là cách làm khôn ngoan của của Ngân hàng Nhà nước mà lẽ ra cần làm từ lâu.

Theo lời chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nếu Chính phủ cứ ngồi tranh luận và sợ người khác nói về lợi ích nhóm, thì doanh nghiệp chết ngày một nhiều, kinh tế khó phục hồi. Ông cũng bóc tách bản chất câu chuyện thành lập mới doanh nghiệp là để làm đẹp hồ sơ vay vốn ngân hàng, còn phần lớn số này là đơn vị cũ phá sản. Ông nói, mấu chốt của kinh tế Việt Nam 2011 là thanh khoản thì đến năm 2012 và 2013 là nợ xấu, và cục nợ này không dễ xử lý, nói như Đại sứ quán Nhật Bản: “Nợ xấu mới nghe là rất nhỏ, nhưng bắt tay vào xử lý là rất lớn”.

Đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm, bà Đỗ Thị Nhung - Vụ phó Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đến nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã được 3,3%.

10 tháng đầu năm, bà Nhung cho biết Ngân hàng Nhà nước tích cực triển khai các giải pháp điều hành như giảm lãi suất 5 lần, bơm rút linh hoạt, giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng tín dụng…song đến nay, tình hình tăng trưởng của hệ thống vẫn khó khăn. Sắp tới, nhiều khả năng, một số chính sách, trong đó có việc cho vay ngoại tệ sẽ được nới đối với nhu cầu nhập khẩu xăng dầu dù trước đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản chỉ cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp có nguồn thu nhằm hạn chế đôla hóa nền kinh tế. Lý do của việc nới cho vay ngoại tệ là càng về giữa năm, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, chênh lệch lãi suất cho vay VND - USD càng cao lên.

Lan Anh

Theo Infonet
 

Lan Anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm