Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về việc sử dụng, độc quyền cung cấp pháo

Bộ Quốc phòng khẳng định với các nghị định được ban hành và có hiệu lực, việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được thực hiện chặt chẽ.

Tổ chức cá nhân được sử dụng pháo hoa các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi...

Gửi đến Quốc hội, cử tri tỉnh Bình Thuận phản ánh, từ năm 1990, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về cấm đốt pháo hoa và được cả nước ủng hộ vì các tác hại của việc đốt pháo gây ra.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, người dân được phép mua và sử dụng một số loại pháo hoa trong dịp lễ, tết do Bộ Quốc phòng cung cấp.

Cử tri đặt câu hỏi, việc này có phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng không? Bên cạnh đó, cử tri lo ngại việc độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa có thể dẫn đến các tiêu cực trong quản lý, mua bán sản phẩm này.

Trả lời câu hỏi, Bộ Quốc phòng viện dẫn quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo quy định, cơ quan, tổ chức cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp.

Cụ thể là vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa; chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa.

“Do đó, nội dung cử tri đề cập "vài năm gần đây, người dân được phép mua và sử dụng một số loại pháo hoa trong dịp lễ, tết do Bộ Quốc phòng cung cấp" không trái với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Quốc phòng khẳng định.

Quy định cụ thể trách nhiệm

Về nội dung độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa, Bộ Quốc phòng cho biết, căn cứ vào các nghị định hiện hành, pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Đồng thời, việc sản xuất, kinh doanh pháo hoa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép kinh doanh pháo hoa.

Theo Bộ Quốc phòng, việc quy định như trên nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trước lo ngại việc độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa có thể dẫn đến các tiêu cực, Bộ Quốc phòng cho biết, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo và các hành vi bị nghiêm cấm.

Đồng thời, nghị định còn quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành trong việc quản lý, sử dụng pháo, gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành có liên quan, UBND các cấp.

Về chế tài hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy… trong đó, có các hình thức xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo.

Bộ Quốc phòng khẳng định, với các nghị định được ban hành và có hiệu lực, việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa đã được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc với Tổng cục II

Sáng 29/9/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng không tổ chức diễu binh ở Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập

Ngày 21/9, Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị Quân đội, về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc gặp song phương

Thượng tướng Đổng Quân nhấn mạnh Trung Quốc và Việt Nam là đồng chí, là đối tác, tri kỷ hiểu nhau từ lâu đời, nên giai đoạn tới cần nâng cao hơn nữa hợp tác thực chất giữa quân đội hai nước.

Những cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chủ biên, tác giả của nhiều đầu sách lý luận chính trị, trong đó có những cuốn được tái bản nhiều lần.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân, 125 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, Tham nhũng và hoạt động của Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là một số tác phẩm tiêu biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

https://tienphong.vn/bo-quoc-phong-tra-loi-cu-tri-ve-viec-su-dung-doc-quyen-cung-cap-phao-hoa-post1681796.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm