Bộ lư lọ 'Tam bảo vĩnh hằng' khách trả 15 tỷ đồng chủ không bán?
Thứ hai, 1/5/2017 08:21 (GMT+7)
08:21 1/5/2017
Bộ lư lọ chạm khắc đá mang tên "Tam bảo vĩnh hằng" được chủ nhân xưởng sản xuất đồ đá cho biết có một khách hàng người Trung Quốc trả giá 15 tỷ đồng nhưng ông không bán.
Một xưởng sản xuất đồ bằng đá tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội có nhiều tác phẩm đẹp, tinh xảo có giá rao bán rất cao.
Chủ xưởng này là ông Trần Nhật Minh. Trước khi làm nghề chế tác đá, ông Minh là kỹ sư địa chất, chuyên đi tìm đá quý. Rẽ ngang sang nghề này cách đây 28 năm ban đầu ông chỉ làm những bộ đồ dùng đơn giản như Tam đa, ấm chén... Khách hàng không có, ông phải mang lên trên phố cổ ký gửi khoảng 3 năm. Hiện tại, ông cho biết sản phẩm của công ty ông xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, nơi đây có bộ “Tam bảo vĩnh hằng”, là tác phẩm được chế tác từ đá tự nhiên gồm một lư hương có đường kính 45 cm, cao 118 cm và đôi lọ hoa đường kính 40 cm, cao 108 cm. Tác phẩm từng được trưng bày dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long nhưng ít người để ý. Để làm ra "Tam bảo vĩnh hằng", ông cho biết các nghệ nhân và thợ phải mất 3 năm.
Lư hương được chạm khắc bối cảnh "lưỡng long tranh châu" đường kính 45 cm, rất đồ sộ, tổng khối lượng đá nguyên liệu để chạm khắc lên tới trên 2 tấn. Đặc biệt nó đã giữ Kỷ lục Việt Nam về chạm khắc 3 lớp trên đá. Điểm nhấn của lư hương là trên thân có 83 con rồng trùng với số năm Thìn xuất hiện trong lịch sử tính đến thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đôi lọ hoa được chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ. Ông khẳng định, đây là kỹ thuật chạm trên đá tinh xảo nhất Việt Nam. "Nhiều người ở làng Đồng Kỵ, Gia Lâm và Trung Quốc sang nhìn thấy đều khen ngợi. Có người trả giá 10 tỷ, riêng khách Trung Quốc trả 15 tỷ nhưng tôi không bán", ông Minh khẳng định. Tuy nhiên, thông tin này chỉ là thông tin do chủ xưởng tiết lộ.
Các tác phẩm chủ yếu được làm thủ công từ đá Pyrophyllite tự nhiên (đá bán quý) qua hai công đoạn gia công thô và gia công tinh.
Hầu hết thợ trong các nhà xưởng của ông Trần Nhật Minh đều lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong nghề gia công, chế tác đá quý.
Ngoài “Tam bảo vĩnh hằng” nơi đây còn rất nhiều tác phẩm chạm khắc đá tinh xảo khác.
Bộ "Cửu long tranh châu" (9 con rồng đoạt ngọc) đã có người đặt mua với giá 300 triệu đồng, thời gian thi công khoảng 6 tháng.
Để chế tác những tác phẩm này đòi hỏi sự tinh xảo trên từng chi tiết, thợ phải làm buổi tối để tĩnh tâm và có sự tập trung cao nhất.
Bộ "Tháp Chàm" được chủ xưởng xuất khẩu đi nhiều nước, giá gần 100 triệu đồng.
Bộ "Chùa Một Cột" có giá 70 triệu đồng, được làm trong vòng một tháng, với một thợ chính và một thợ phụ.
Mặt trống đồng được chế tác tinh xảo.
Ấn thời xưa cũng được chế tác trên các loại đá quý.
Rộng 31 km2, sử dụng vật liệu quý, mất nhiều năm xây dựng, lăng mộ nhà Thanh là công trình đồ sộ thể hiện vương quyền của triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc (1644-1911).
Tròn một năm xây dựng, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma mang biểu tượng "Vòng tròn bất tử" ở Khánh Hòa đang được gấp rút thi công, trong đó cụm tượng đài đã hoàn thành hơn 70%.