Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bờ Đông Mỹ 1 ngày trước bão Florence: Cả đội cứu hộ cũng phải di tản

Chính quyền các bang ra sức cảnh báo người dân và ra lệnh di tản cả đội cứu hộ, lực lượng vệ binh quốc gia. Cư dân một số đảo bị kẹt lại ngoài khơi và mất kết nối với đất liền.

bao Florence de doa My anh 1
Chính quyền các khu vực được dự đoán chịu ảnh hưởng của siêu bão Florence, cơn bão mạnh nhất Bờ Đông nước Mỹ trong vòng 64 năm, đang thúc giục người dân gấp rút di tản trước khi cơn bão này đổ bộ cuối tuần này. "Mọi người đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm nếu ở lại", ông Roy Cooper, thống đốc bang North Carolina, cảnh báo. "Đừng di tản khi trời bắt đầu mưa và nổi gió lớn". Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 2
Trả lời CNN, ông Henry McMaster, Thống đốc bang South Carolina, khẳng định lực lượng ứng phó khẩn cấp cũng sẽ bị rút khỏi những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. "Cả đội cứu hộ cũng không được ở lại", ông McMaster nói. Hơn 1,7 triệu người tại các bang North Carolina, South Carolina và Virginia đã được yêu cầu di tản. Tuy nhiên, một số cư dân vẫn chọn ở lại. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 3
"Hàng xóm của chúng tôi rất tốt bụng. Chúng tôi sẽ bám trụ và bảo vệ lẫn nhau", ông Richard King, 64 tuổi, người dân thành phố Wilmington tại bang North Carolina, cho biết. Ông King và vợ cùng khoảng 60 người khác trong khu dân cư của họ tại thành phố Wilmington dự định không di tản. Ông khẳng định căn nhà mình, nằm cách bờ biển 2 km,  được xây dựng cao 8 m so với mặt đất và có thể chịu sức gió hơn 200 km/h. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 4
Ngược lại với ông King, đa số người dân ở Bờ Đông quyết định di tản. Căn nhà của bà Allison Jones nằm sâu trong đất liền nhưng bà và gia đình vẫn rời đi vì lo ngại nguy cơ lũ lụt. Trong khi người lớn chất hàng túi vật dụng cần thiết cùng những thứ đồ gia truyền họ yêu quý, trẻ em mang theo vài món đồ chơi, chăn và sách. "Thực sự là tôi đã ứa nước mắt khi nghĩ rằng đây có thể là toàn bộ những vật dụng còn sót lại của gia đình sau cơn bão này", bà Jones trả lời CNN. "Tôi ước có thêm thời gian để soạn thêm nhiều đồ đạc khác". Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 5
"Thời gian chuẩn bị sắp hết. Thảm họa đang ở trước cửa nhà bạn, nó sắp đến rồi", Thống đốc Cooper phát biểu trong cuộc họp báo ngày 12/9. Theo Reuters, kế hoạch ứng phó khẩn cấp tại các bang Bờ Đông gồm việc di tản 2.700 vệ binh quốc gia tại bang North Carolina, gia cố 16 lò phản ứng hạt nhân tại 3 bang North Carolina, South Carolina và Virginia, dự trữ thức ăn, dựng khu tạm trú, đổi đường hai chiều thành một chiều dẫn từ bờ biển vào đất liền. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 6
Siêu bão Florence mạnh cấp 3 và được dự báo có thể tăng lên cấp 5 trong vài ngày tới, mang theo gió với vận tốc gần 200 km/h và mưa hơn 1.000 mm. Một số khu vực có thể có sóng thần cao hơn 25 m. Theo dự báo, bão Florence sẽ bắt đầu đổ bộ vào Bờ Đông nước Mỹ trong ngày 14/9, với ảnh hưởng kéo dài hơn 24 giờ. "Dưới sức gió mạnh 200 km/h, ván đóng kiên cố nhà cửa sẽ bị thổi bay trong vòng 2 phút, mái nhà sẽ bị tốc trong vòng 4 giờ", nhà khí tượng học Chad Myers trả lời CNN. Ảnh: ESA.
bao Florence de doa My anh 7
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 12/9, Tổng thống Donald Trump khẳng định "bảo vệ mạng sống con người là ưu tiên cao nhất" trước "một trong những cơn bão mạnh nhất tiến vào đất nước chúng ta". Cơ quan Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ khẳng định hơn 10 triệu người đang sinh sống trong vùng ảnh hưởng của cơn bão. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 8
Cư dân trên những hòn đảo ngoài khơi Bờ Đông không còn thời gian để di chuyển vào đất liền bằng cầu hoặc tàu thuyền. Dù vậy, chính quyền cho rằng một số người vẫn sẽ cố gắng di tản. Ông Michael Cramer, người đứng đầu thị trấn Biển Carolina, yêu cầu những người ở lại cung cấp thông tin về người thân. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 9
Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đóng tại đảo Parris, bang South Carolina, chuẩn bị di tản hôm 11/9. Trong khi đó, các thủy thủ gia cố và neo đậu tàu bè tại nơi an toàn. Tàu khu trục USS Nitze của Hải quân Mỹ cũng rời khỏi cảng thuộc bang Virginia, khu vực dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Florence. Ảnh: Reuters.
bao Florence de doa My anh 10
Tập đoàn Điện lực Duke dự kiến khoảng 25-75% trong số 4 triệu khách hàng của họ tại bang North Carolina và South Carolina sẽ bị mất điện. Ông Howard Fowler, người phát ngôn của công ty này, khẳng định công tác sửa chữa có thể mất vài tuần thay vì vài ngày, dù hơn 20.000 nhân viên đã được huy động. Ảnh: Post And Courier .
Bão Jebi cuốn bay ôtô với sức gió gần 220 km/h Dưới ảnh hưởng của gió giật mạnh gần 220 km/h, hàng chục phương tiện bị gió cuốn bay và nằm chất đống, khiến nhiều người bị thương, tàu chở dầu bị cuốn đâm vào cầu đường bộ.

Hong Kong chuẩn bị đón siêu bão mạnh nhất lịch sử thành phố

Mangkhut có thể là cơn bão mạnh nhất lịch sử từng đe dọa Hong Kong, được dự đoán có sức tàn phá tương đương siêu bão Hải Yến, khiến 6.300 người Philippines thiệt mạng, năm 2013.

Dân Bờ Đông Mỹ chuẩn bị đón bão mạnh nhất trong 64 năm

Bão Florence là cơn bão cấp 4, cấp cao thứ hai trong thang đo của Mỹ, dự kiến đổ bộ bang North Carolina lần đầu tiên kể từ năm 1954, buộc bang này phải ban bố tình trạng khẩn cấp.


Chi Mai

Bạn có thể quan tâm