Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Công an đề xuất các vi phạm sẽ bị trừ hết 12 điểm Giấy phép lái xe

Bộ Công an đề xuất những hành vi vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông sẽ bị trừ hết 12 điểm giấy phép lái xe.

Nong do con anh 1

Vi phạm nồng độ cồn là một trong những hành vi được đề xuất trừ 12 điểm GPLX. Ảnh minh họa: Thanh Hà.

Bộ Công an đang lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và cá nhân về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe (GPLX).

Đáng chú ý, ngoài việc xử phạt hành chính, dự thảo quy định chi tiết việc trừ điểm GPLX của tài xế khi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có những hành vi, nhóm hành vi sẽ bị trừ hết 12 điểm GPLX.

Lý giải về việc này, Bộ Công an cho rằng, đây là những hành vi vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, hủy hoại công trình giao thông...

Cụ thể, những hành vi bị trừ 12 điểm GPLX gồm: điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ trên 35 km/h...

Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Theo Bộ Công an, việc trừ điểm GPLX không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm đã bị trừ điểm giấy phép lái xe thì không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX.

Dữ liệu về điểm, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe được lưu trữ trong Hệ thống cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và trừ điểm giấy phép lái xe; việc trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe được tự động thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

Việc quy định trừ điểm GPLX, vừa có tính chất răn đe vừa có tính chất giáo dục, động viên về việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, mỗi lần bị trừ điểm như là "tiếng chuông" cảnh báo giúp người lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn.

Khi GPLX chưa bị trừ hết điểm, người lái xe tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động tham gia giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.

Nong do con anh 2

Tài xế chây ì thời gian khi cán bộ tổ công tác yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.

Vi phạm nồng độ cồn gấp hơn hai lần mức 'kịch khung', tài xế nói chỉ uống hai cốc bia

Tối 6/8, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) lập chốt làm nhiệm vụ xử lý vi phạm nồng độ cồn tại ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội).

Chỉ trong thời gian ngắn, tổ công tác đã kiểm tra nồng độ cồn hàng trăm tài xế xe máy, trong đó, phát hiện gần 10 trường hợp vi phạm. Đáng chú ý, có tài xế vi phạm ở mức rất cao, gấp đôi mức kịch khung (0,4mg/L khí thở).

Điển hình, khoảng 20h45 cùng ngày, cán bộ CSGT dừng kiểm tra xe máy BKS 29V7-158.XX do ông N.T.Đ (trú tại Hà Nội) điều khiển. Qua kiểm tra, ông Đ. vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,984 mg/L khí thở.

Làm việc với cán bộ tổ công tác, ông Đ. cho biết bản thân có uống hai cốc bia. Quá trình di chuyển về thì bị tổ công tác kiểm tra.

Thiếu tá Nguyễn Tuấn Dương - cán bộ Đội CSGT đường bộ số 3 cho biết, đơn vị thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn vào các khung giờ khác nhau trong ngày. Qua đó, phát hiện nhiều trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn và tài xế vi phạm ở mức cao.

"Quá trình làm nhiệm vụ hầu hết các tài xế đều chấp hành theo hướng dẫn của lực lượng CSGT" - thiếu tá Dương nói.

Theo vị cán bộ Đội CSGT đường bộ số 3, trong hơn một tiếng làm nhiệm vụ tổ công tác phát hiện 6 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, có trường hợp vi phạm ở mức rất cao.

Khoảnh khắc cảnh sát giao thông bị tông tại chốt đo nồng độ cồn Tối 12/7, khi đang làm nhiệm vụ tại chốt đo nồng độ cồn, cán bộ CSGT Hoàng Hùng Cường bị tài xế xe máy tông trúng phải nhập viện.

Lý do giảm tiền phạt cho người vi phạm nồng độ cồn

Ủng hộ đề xuất giảm tiền phạt với vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu, chuyên gia cho rằng việc này không có nghĩa nương nhẹ vì cơ quan chức năng vẫn còn hình thức phạt bổ sung.

Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền với vi phạm nồng độ cồn

Tại dự thảo nghị định mới, Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Cảnh sát giao thông bị xe tông tại chốt đo nồng độ cồn

Khi tổ công tác đang làm nhiệm vụ đo nồng độ cồn tại thành phố Hà Tĩnh thì bị xe máy do hai thanh niên điều khiển tốc độ cao lao đến.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://tienphong.vn/bo-cong-an-de-xuat-cac-hanh-vi-vi-pham-se-bi-tru-het-12-diem-giay-phep-lai-xe-post1661372.tpo

Thanh Hà/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm