Vụ đảo chính diễn ra vào khoảng lúc 22h giờ địa phương khi quân đội bắt đầu chặn dòng người đi lại ở hai cầu chính ở Istanbul nối liền phần châu Âu và châu Á của thành phố. Các binh sĩ cũng kiểm soát gắt gao khu vực quảng trường Taksim ở trung tâm. Ảnh: Reuters |
Các binh sĩ chặn trên cây cầu chính ở Istanbul nối liền phần châu Âu và châu Á của thành phố. Ảnh: Getty |
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người đã nắm quyền hơn 10 năm qua, đã buộc phải dùng FaceTime trên iPhone để phát đi thông điệp kêu gọi dân chúng chống lại cuộc đảo chính.: Sky News |
Một quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters nhóm quân đội định đảo chính đã kiểm soát được một số xe tăng và yêu cầu quân đội chiếm đường phố. Ảnh: RT |
Tình trạng thiết quân luật ngay lập tức được tuyên bố ở nước này. Lực lượng vũ trang có mặt tại khu Asian. Ảnh: AP |
Ở các con phố ở Beyoglu, tại các quận thuộc châu Âu, các quán bar và nhà hàng chiếu cảnh tượng quân đội ở cây cầu, cùng lúc những người đang đi chơi thì dán mắt vào điện thoại di động tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Ảnh: AP |
Một loạt súng nổ ở vài căn cứ quân đội tại thủ đô Ankara và quảng trường Taksim ở trung tâm của Istanbul. Quân đội đã xuất hiện ở sân bay chính của Istanbul. Nhiều chuyến bay đã bị huỷ. Ảnh: AP |
Tình trạng hỗn loạn vẫn đang diễn ra và các nguồn tin đang lẫn lộn về chuyện ai đang thật sự nắm quyền. Ảnh: Getty |
Người biểu tình tập trung tại Đài tưởng niệm ở quảng trường Taksim đêm 15/7. Ảnh: Reuters |
Người biểu tình ủng hộ chính quyền của Tổng thống Erdogan chạy tán loạn sau phát súng chỉ thiên cảnh cáo của quân đội. Ảnh: Reuters |
Một binh sĩ bịt mặt trên đường phố ở trung tâm Istannbul. Một quan chức cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ thì nói với Reuters là nhóm quân đội định đảo chính đã kiểm soát được một số xe tăng và yêu cầu quân đội chiếm đường phố. Nhưng theo ông này thì tình trạng này chưa diễn ra rộng khắp dù rằng ông thừa nhận bất ổn có thể kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Ảnh: Getty |
Kể từ khi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại thành lập năm 1923, quân đội đã tiến hành đảo chính trong các năm 1960, 1971 và 1980. Quân đội nước này can thiệp vào chính trường một lần nữa vào năm 1997. Ảnh: Getty |