Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Binh biến ở Zimbabwe: Những kẻ bịt mặt cùng AK-47

Cựu bộ trưởng Tài chính Zimbabwe kể về vụ đột kích bất ngờ vào nhà ông, khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình ở đất nước châu Phi này.

Ngày 25/11, cựu bộ trưởng tài chính Zimbabwe Ignatius Chombo kể về những kẻ bịt mặt mang vũ khí và mặc đồng phục xông vào bắt cóc ông giữa những ngày binh biến. 

Theo AP, thông tin của ông Chombo xuất hiện chỉ một ngày sau khi tòa án tối cao Zimbabwe khẳng định vụ binh biến lật đổ cựu Tổng thống Robert Mugabe là hợp pháp. 

binh bien o Zimbabwe anh 1
Tân tổng thống Zimbabwe nhậm chức hôm 24/11. Ảnh: AP.

Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này có thể tạo ra tiền lệ xấu khi quân đội đã hành động để chống lại một tổng thống được bầu ra theo hiến pháp và thậm chí còn tổ chức biểu tình yêu cầu ông từ chức hoặc tìm cách thúc đẩy quá trình phế truất.

Hôm 24/11, người dân Zimbabwe vui mừng khi ông Emmerson Mnangagwa nhậm chức tổng thống, mở ra một cánh cửa hy vọng mới cho đất nước vốn đang kiệt quệ với nền kinh tế thảm hại. Tuy nhiên, sự thay đổi quyền lực một cách đột ngột dường như sẽ là một vết sẹo dài.

Ông Chombo cùng hai lãnh đạo của đảng Zanu-PF nói rằng họ bị bắt cóc bởi lực lượng quân đội trước khi bị giao nộp cho cảnh sát. Điều này gợi nhắc lại các hành động vi phạm nhân quyền dưới thời ông Mugabe. Cả ba người đàn ông trên đều thuộc một nhóm thân cận với vợ của nhà lãnh đạo 93 tuổi, Grace Mugabe, người từng nuôi mộng trở thành tổng thống thay thế chồng mình.

"Tôi bị giam giữ bởi những kẻ có vũ trang và mặc đồng phục quân đội. Tôi không biết mình đã bị đưa tới đâu", cựu bộ trưởng tài chính Chombo kể lại.

Ông mô tả vụ đột kích hôm 15/11 được bắt đầu bằng hai vụ nổ rung chuyển căn nhà mà ông đang ở. Những người đàn ông sau đó tiến vào phòng ngủ với những khẩu AK-47 chĩa thẳng vào ngực của cựu bộ trưởng tài chính. Họ bắt giữ, bịt mắt và lôi ông này đi thông một cửa sổ đã nát vụn trong phòng khách 

Sau một giờ ngồi trên ôtô, ông Chombo được đưa đến một địa điểm bí mật và bị giam giữ trong nhiều ngày. Tại đây, ông bị bịt mắt và nhận được những lời chỉ trích tồi tệ. 

Vị cựu bộ trưởng khẳng định ông không bị tấn công và đã được gặp bác sĩ sau khi đưa ra yêu cầu bởi ông bị thương nhẹ trong quá trình bị áp giải ra khỏi nhà.

Vài ngày sau đó, những kẻ bắt cóc yêu cầu Chombo gói ghém đồ đạc và thả ông về nhà. Tại đây, hai chiếc xe cảnh sát đã chờ sẵn. Họ tuyên bố ông bị bắt.

Luật sư biện hộ Lovemore Madhuku cho rằng việc bắt giữ ông Chombo chắc chắn được thực hiện theo sự ủy quyền của những tổ chức thuộc nhà nước Zimbabwe. Bên cạnh đó, vụ bắt giữ hoàn toàn phi pháp khi ông Chombo không được đưa ra tòa trong vòng 48 giờ sau khi bị bắt. Hành động bắt giữ của cảnh sát chỉ nhằm che giấu cho các hoạt động phi pháp trước đó.

"Quân đội nên biết đất nước này có hiến pháp", ông Madhuku nhấn mạnh.

Tuy nhiên, công tố viên Edmore Nyazamba nhận định vụ bắt giữ ông Chombo hoàn toàn hợp pháp bởi chưa có bằng chứng cho thấy ông này bị bắt giữ bởi lực lượng quân đội.

Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo khác là Kudzanai Chipanga và Innocent Hamamdishe đều bị buộc tội phỉ báng quân đội. Cùng với ông Chombo, họ đang bị cảnh sát giam giữ.

Hashtag tuần qua: Kỷ nguyên mới cho Zimbabwe sau gần 4 thập kỷ Robert Mugabe đã từ chức sau 37 năm cầm quyền, để lại một quốc gia lụn bại. Chính trị gia "cá sấu" Emmerson Mnangagwa nay trở thành tổng thống, mở ra kỷ nguyên mới cho Zimbabwe.

Người Zimbabwe và nỗi ám ảnh in tiền thời siêu lạm phát

Một thập kỷ trước, siêu lạm phát ở Zimbabwe đã quét sạch các khoản tiền tiết kiệm, bỏ lại các cửa hàng trống rỗng và khiến người dân không thể mua nổi nhu yếu phẩm hàng ngày.

Cựu tổng thống Mugabe nhận 10 triệu USD tiền 'về hưu'

Cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã được cam kết tiền lương tổng thống của ông tiếp tục được trả trọn đời dù cho ông đã chấp nhận thoái vị.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm