Theo đó, các nhà khoa học dự định rải hạt vật chất aerosol vào bầu khí quyển để phản chiếu ánh sáng ngược lại vào vũ trụ. Nói một cách đơn giản, aerosol là các đám mây vật chất như khí hoặc tro núi lửa có tính chất cản và phân tán ánh sáng.
Tuy nhiên, việc làm này sẽ đồng thời cản đi phần lớn nguồn sáng đến Trái Đất và có thể gây ra thảm họa “băng giá” như trong phim Snowpiercer.
Cảnh thế giới băng giá của Snowpiercer. Ảnh: Pinterest. |
Hạt vật chất aerosol như chlorofluorocarbon (CFC), có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến tầng ozone. Đây là một trong các tác nhân gây nên tình trạng biến đổi khí hậu.
Do thiếu dữ liệu để kiếm chứng hiệu quả, các nhà khoa học cho rằng chính phủ nên quan tâm hơn đến lĩnh vực này. Họ dự định làm một thí nghiệm nhỏ trên bầu khí quyển Trái Đất.
“Chúng tôi có thể dùng khinh khí cầu để đưa dụng cụ phun lên bầu khí quyển. Khi đã vào vị trí, thiết bị sẽ rải một lượng calcium carbonate nhỏ để làm xáo trộn không khí. Sau đó, một khí cầu khác sẽ được dùng để kiểm tra tính hiệu quả của thí nghiệm”, nhóm nghiên cứu nói.
Khinh khí cầu cùng thiết bị rải vật chất. Ảnh: Popular Mechanics. |
Trong tuần qua, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ và Y học Quốc gia Mỹ (NASEM) đã đưa ra đề xuất về khoản chi 100 triệu USD cho công nghệ kỹ thuật địa cầu, một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi.
Geo-engineering sẽ can thiệp vào những yếu tố khí hậu của Trái Đất ở quy mô địa cầu.
Một cách giải thích đơn giản hơn, công nghệ này sẽ ứng dụng những thành tựu vật lý, sinh học hay hóa học để tạo ra điều kiện thời tiết thuận lợi nhất cho con người.
Việc gieo “hạt mưa” vào mây để ngăn chặn hạn hán, hay quá trình thu gom khí CO2 và chôn chúng xuống lòng đất là những ví dụ nổi tiếng của kỹ thuật địa cầu.
Khó có thể nói nghiên cứu này sẽ đem lại lợi ích hay tác hại cho Trái Đất. Nhưng nếu nhân loại không có động thái phù hợp, việc biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề nghiêm trọng cho các thế hệ sau này.