Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biểu tình ở Nhật, Thái Lan để phản đối chính biến tại Myanmar

Người biểu tình tập trung đông ở Tokyo và Bangkok vào chiều ngày 1/2 để phản đối việc quân đội Myanmar bắt các lãnh đạo chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.

bieu tinh Myanmar anh 1

Theo Reuters, nhóm người Myanmar đeo khẩu trang, mang theo quốc kỳ và chân dung Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi đến biểu tình ở Tokyo sáng 1/2.

bieu tinh Myanmar anh 2

Nhóm người biểu tình tập trung trước Đại học Liên Hợp Quốc ở trung tâm thành phố Tokyo, kêu gọi cơ quan quốc tế lên án hành động của quân đội Myanmar.

bieu tinh Myanmar anh 3

Một người biểu tình ở Tokyo đeo dải băng kêu gọi tự do cho Burma (tên gọi cũ của Myanmar).

bieu tinh Myanmar anh 4

Than Swe, Chủ tịch Hiệp hội Công dân Myanmar, cho biết ông muốn bà Suu Kyi và tất cả lãnh đạo dân cử phải được trả tự do ngay lập tức. "Quân đội cần thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 và dừng những gì họ đang làm ngay bây giờ", người đàn ông 58 tuổi nói.

bieu tinh Myanmar anh 5

Một trong những người tổ chức cho biết gần 800 người tham dự cuộc biểu tình hôm 1/2 tại Tokyo. Trước đó, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã kêu gọi công chúng phản đối, không chấp nhận "cuộc đảo chính" của quân đội. Các nhà lãnh đạo Myanmar bị nước này bắt giữ bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi - người được xem là lãnh đạo thực quyền - và Tổng thống Win Myint.

bieu tinh Myanmar anh 6

Nhật Bản và Myanmar từ lâu đã có mối quan hệ thân thiết. Nhật Bản cũng là một trong những nước viện trợ nhiều nhất cho Myanmar. Khoảng 33.000 người Myanmar đang sống ở Nhật Bản tính đến tháng 6/2020. Khoảng 1/2 trong số họ có thị thực "thực tập sinh" và được phép làm việc tại Nhật Bản.

bieu tinh Myanmar anh 7

Trong diễn biến liên quan, chiều ngày 1/2, người dân cũng tập trung đông ở khu vực trước Đại sứ quán Myanmar ở thủ đô Bangkok, Thái Lan để phản đối vụ chính biến. Ảnh: Reuters.

bieu tinh Myanmar anh 8

Theo Reuters, người biểu tình đều là những người ủng hộ đảng NLD và phản đối quân đội nắm quyền. Suốt nhiều tuần qua, quân đội Myanmar cáo buộc cuộc bầu cử tháng 11/2020 là gian lận, trong khi Ủy ban Bầu cử Myanmar đã bác bỏ cáo buộc này.

bieu tinh Myanmar anh 9

Nhiều người Myanmar di cư sang Thái Lan để làm việc. Họ phản đối việc Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing lên nắm quyền. Quân đội đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Myanmar kéo dài một năm.

bieu tinh Myanmar anh 10

Cảnh sát Bangkok đã tiên đoán trước về khả năng biểu tình xảy ra, nên đã tăng cường lực lượng bảo vệ quanh tòa đại sứ Myanmar.

bieu tinh Myanmar anh 11

Một người được Reuters cho biết là thuộc nhóm phản đối chính phủ Thái Lan cũng nhân cơ hội biểu tình để tham gia. Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát nổ ra sau đó.

Đảng của bà Suu Kyi kêu gọi người dân phản đối 'đảo chính'

Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi vừa đăng thông báo trên Facebook, cáo buộc vụ binh biến của quân đội nước này là "đảo chính".

Dân Myanmar đổ xô đi rút tiền, ngân hàng đóng cửa hàng loạt

Sau khi quân đội được triển khai ở thủ đô Myanmar và Yangon, người dân nước này đổ xô đến cây ATM để rút tiền và cửa hàng tạp hóa mua đồ dự trữ.

Ong Trump bi tuyen an hinh anh

Ông Trump bị tuyên án

0

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bị tuyên án vào sáng 10/1 (theo giờ địa phương) trong vụ án tiền bịt miệng. Ông tham dự phiên tòa theo hình thức trực tuyến từ Mar-a-Lago.

Hương Ly

Ảnh: Reuters.

Bạn có thể quan tâm