Một bồi thẩm đoàn ở Mỹ hôm 23/9 quyết định không truy tố hai cảnh sát trong vụ bắn chết người phụ nữ da đen có tên Breonna Taylor hồi tháng 3 ở Louisville. Một cảnh sát khác liên quan đến vụ việc chỉ bị truy tố tội đe dọa tính mạng những người hàng xóm. Quyết định này làm bùng lên làn sóng phẫn nộ và biểu tình trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh, người dân quỳ gối trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối quyết định ở Denver hôm 23/9. Ảnh: Getty. |
Hơn 6 tháng sau khi Taylor bị bắn chết, các nhà hoạt động coi quyết định trên của bồi thẩm đoàn là bất công và đổ xuống đường biểu tình đòi công bằng cho cô Taylor. Ảnh: Getty. |
Một phụ nữ phát biểu trước đám đông người biểu tình tại thành phố New York. Từ Louisville đến Los Angeles, Atlanta và New York, người dân đã đổ xuống đường tuần hành. Cảnh sát ở Portland tuyên bố các cuộc biểu tình diễn ra ngoài Sở Tư pháp đã biến thành bạo động. Tại Seattle, 13 người biểu tình đã bị bắt. Ảnh: AFP. |
Ben Crump, luật sư cho gia đình cô Taylor, nói với CNN: "Chúng tôi sẽ quyết tâm đến cùng để tuyên bố rằng Breonna Taylor đã không nhận được công lý từ văn phòng giám đốc tư pháp Kentucky". Ảnh: AP. |
Cha xứ Pfleger đổ máu giả viết thành tên của Breonna Taylor trên đường phố Chicago hôm 23/9. Cô Taylor, 26 tuổi, được mọi người mô tả là một cô gái chăm chỉ, có mục tiêu và luôn hướng về gia đình. Luật sư Crump cho biết phản ứng của người dân trước cái chết của cô là "sự phẫn nộ chính đáng". Ảnh: AP. |
Breonna Taylor đã chết dưới tay cảnh sát trong một vụ đột kích nhà riêng do cô và bạn trai nằm trong diện theo dõi của một chuyên án ma tuý. Hai sĩ quan tham gia không sử dụng camera trong vụ đụng độ. Cái chết của Taylor xảy ra chỉ 2 tháng trước khi George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên cổ đến chết ở thành phố Minneapolis. Vụ việc đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ. Ảnh: AP. |
Người biểu tình xuống đường ở Dallas. Họ hô vang “người da đen đáng sống" và cầm theo nhiều biểu ngữ đòi công lý và bình yên cho Taylor. Ảnh: AP. |
Trên khắp nước Mỹ, tên và hình ảnh của Taylor được treo trên áp phích tại các cuộc biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Nhiều người nổi tiếng đã viết thư ngỏ và dựng biển yêu cầu các cảnh sát liên quan đến cái chết của cô Taylot phải bị buộc tội hình sự. Ảnh: Getty. |
Người biểu tình diễu hành trên dường phố ở thủ đô Washington D.C. Tại Milwaukee, thuộc bang Wisconsin, người biểu tình đã chặn phương tiện lưu thông trên đường cao tốc. Trong khi đó, người biểu tình từ Brooklyn đến Manhattan hét lên trong nhà hàng: "Tỉnh dậy đi, đây cũng là cuộc chiến của bạn". Ảnh: Getty. |
Tình trạng hỗn loạn nhất xảy ra ở Louisville, nơi Taylor thiệt mạng. Đã có nổ súng trong cuộc biểu tình và hai cảnh sát đã bị bắn nhưng vết thương không nguy hiểm đến tính mạng. Một nghi phạm đang bị giam giữ, theo cảnh sát địa phương. Ảnh: Reuters. |
Cảnh sát chống bạo động chặn người biểu tình ở Louisville. Video do Sở Cảnh sát thành phố Louisville phát trực tiếp cho thấy cảnh sát đang tiến về phía trước khi ba dải đèn flash được bắn lên không trung về phía những người biểu tình. Có thể nghe thấy 9 phát súng trong video này và một giọng nói hét lên: "Cảnh sát cúi xuống... ẩn nấp". Ảnh: AP. |
Trước tình hình bất ổn, Thị trưởng Louisville Greg Fischer đã áp lệnh giới nghiêm 72 giờ trên toàn tiểu bang, bắt đầu từ 21h ngày 23/9. Ảnh: AP. |