Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biệt thự Pháp cổ thành 'ổ chuột'

Không nước, không sổ đỏ, phòng và cửa ngăn bằng vách tre nứa, hơn 10 hộ gia đình ở biệt thự cổ Tăng Bạt Hổ đang phải sống trong cảnh tồi tàn hơn cả một khu nhà trọ rẻ tiền.

Căn biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp ở số 8 Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều năm nay đã xuống cấp trầm trọng nhưng chưa được cơ quan chức năng để mắt tới.
Tòa nhà bị chia nhỏ cho nhiều hộ gia đình cùng chung sống từ thời bao cấp. Cửa ra vào bằng gỗ đã mục nát, thậm chí có hộ dùng cót ép để che tạm lối ra vào.
Được biết các hộ ở “biệt thự” đều bị trả lại hồ sơ, không được cấp sổ đỏ nên đi thì tiếc mà ở cũng chẳng đành trong khi các hộ dân sống xung quanh căn biệ thử cổ này đều được mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ.
Một người dân cho biết, các hộ sinh sống tại đây đều bị trả lại hồ sơ, không được cấp sổ đỏ nên đi thì tiếc mà ở cũng chẳng đành, trong khi đó các hộ dân sống xung quanh đó đều được mua nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ.
Đường dây bó chằng chịt dẫn điện vào tòa biệt thự. Tòa nhà nằm trơ trọi ở giữa, xung quanh là các căn nhà mới được cấp phép xây dựng khang trang sạch đẹp.
Không có hệ thống cấp nước riêng cho từng hộ gia đình nên người dân phải tự lắp đường ống để bơm nước từ bể dưới sân lên sử dụng. Có nhà còn tích trữ nước trong các bồn chứa treo ngay phía trên trần để tiện sinh hoạt.
.
Khoảng không ở hành lang cầu thang cũ kỹ được tận dụng căng dây phơi quần áo.
Cụ Đỗ Xuân Ánh (78 tuổi, con trai GS Đỗ Xuân Hợp) ở tầng 2 nhà này cho biết, sống ở đây từ năm 1957 nhưng chưa lần nào tòa nhà được duy tu sửa chữa. Nhà ngày càng xuống cấp trong khi số nhân khẩu lại ngày một đông thêm.
Chủ của căn phòng 7m2 tại tầng 1 do không chịu nổi cảnh sống tạm bợ như "ổ chuột" đã dọn đi nơi khác tìm chỗ ở mới và để lại cho một nam sinh viên mới tốt nghiệp đại học thuê lại với giá 1,5 triệu/tháng.
Không có công trình phụ, không có nước sinh hoạt, căn phòng ẩm thấp và tồi tàn hơn cả khu nhà trọ bình dân. Do có hai người cùng ở nên tân cử nhân này phải cơi nới thêm một gác xép bên trên. 
Các gian phòng được ngăn bằng gỗ thừa hoặc cót ép. Bất cứ khoảng không gian thừa nào dù là nhỏ nhất cũng được tận dụng để phơi phóng hoặc kê đồ đạc.
Cửa ra vào rộng chỉ hơn 1m2 cũng biến thành chạn, bếp để treo nồi niêu, bát đũa và các vật dụng vệ sinh.
Gia đình anh chị Thủy sống ở gầm cầu thang dựng bằng gỗ ép phủ bạt đã hàng chục năm, giờ đã phải khóa cửa đi tìm chỗ ở mới do không chịu nổi cảnh chật hẹp ẩm mốc và thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Cả tòa nhà chỉ có một vòi nước và khu vệ sinh dùng chung được xây tạm ngay phía ngoài cửa ra vào.
Vỏn vẹn chưa đầy 2m2, khu vệ sinh xây tạm với mái che tạm bợ là chỗ tắm giặt vệ sinh chung hàng ngày của nhiều hộ gia đình sống tại đây.

Tuấn Mark

Bạn có thể quan tâm