Sau nhiều năm nghiên cứu, thiết kế, anh Tân ở Hội An (Quảng Nam) sản xuất thành công khung xe đạp, sản phẩm mỹ nghệ… từ cây tre gai quê mình xuất sang các nước châu Âu.
Lớn lên trong gia đình giàu truyền thống làm nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Cẩm Thanh (TP Hội An), từ nhỏ anh Tân sớm tập tành làm nhiều vật dụng sinh hoạt từ tre, dừa, nứa. Sau nhiều năm ấp ủ làm xe đạp bằng tre, nứa, đến đầu năm 2012, anh gặp người bạn là Axel Lakassen (quốc tịch Hà Lan) có chung ý tưởng nên cùng sản xuất thành công khung xe đạp tre xuất khẩu.
Theo anh Tân, làm khung xe đạp bằng tre gai rắn chắc. Gia đình đặt mua nguyên liệu hơn 4 năm tuổi trong xã hoặc ở các vùng ven sông Quế Sơn, Điện Bàn đóng bè vận chuyển về nhà bằng đường sông Thu Bồn. Tre được xử lý ngâm bùn 6 tháng, sau đó vớt lên phơi khô rồi đưa vào kho dự trữ sử dụng dần.
Khung xe đạp tre đôi có giá đến 1.000 USD. "Theo đơn đặt hàng xuất sang Hà Lan có giá từ khoảng 500 đến 1.000 USD (tùy khung đơn hay đôi) mỗi khung xe đạp tre thì chỉ cần bán 1 sản phẩm là có thể đủ tiền mua tre sản xuất khung xe đạp cả năm và thu lãi vài trăm triệu đồng", anh bộc bạch.
Theo anh Tân, loại tre gai có thân nhỏ nhưng dẻo dai, bền chắc phù hợp làm khung xe đạp cho cả nam và nữ. Trung bình mỗi năm anh nhận đơn đặt hàng sản xuất khoảng 40 khung xe đạp tre xuất sang các nước Anh, Đức, Hà Lan, Pháp với giá mỗi khung 500U USD. Ngoài ra, cơ sở này còn bán nhiều sản phẩm lưu niệm cho du khách như mũ, nón, ly, vỏ điện thoại, đàn ghi ta, đồng hồ, đèn ngủ, đồ chơi trẻ em...làm bằng chất liệu tre.
Trên nền tảng sản xuất khung xe đạp tre thành công, suốt ba tháng qua, anh cùng nhóm thợ sản xuất khung ôtô tre cho dòng xe điện tạo thêm sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch tham quan làng quê ở phố cổ Hội An.
Anh Tân cho rằng,khó nhất trong quá trình làm khung xe là kỹ thuật nối giữa tre và kim loại sao cho khớp. "Tôi đã dùng sợi gai tự nhiên và keo tổng hợp để kết nối giữa tre và kim loại đảm bảo khung xe đạp không nứt khi nhiệt độ thay đổi", chủ cơ sở mỹ nghệ tiết lộ.
Vợ chồng anh Lê Công Hân và Nguyễn Thị Hạnh (ngụ xã Cẩm Thanh, TP Hội An) hạnh phúc trong ngày cưới trên ôtô điện làm bằng khung tre. "Thấy xe điện được làm khung tre độc đáo, tôi đã ngỏ lời anh Tân cho mượn trang hoàng để rước dâu lưu lại khoảnh khắc đẹp trong ngày cưới trọng đại đời mình", anh Hân chia sẻ.
Sản phẩm lưu niệm với mô hình tàu lửa, máy bay trực thăng làm bằng tre ở cơ sở mỹ nghệ anh Tân.
Mô hình du thuyền bằng tre độc đáo.
Sản phẩm lưu niệm là máy điện thoại bàn cổ xưa làm bằng tre tinh xảo.
Tân hướng dẫn cho các bạn sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng học cách làm sản phẩm mỹ nghệ làm bằng chất liệu tre. "Đến tham quan, học kỹ thuật làm sản phẩm lưu niệm ở cơ sở anh Tân, chúng em vô cùng thích thú ngỡ như lạc vào bảo tàng tre thu nhỏ. Không ngờ cây tre ở làng quê Việt Nam được anh tái hiện sinh động, độc đáo như vậy", Đoàn Thị Thu Hiền, sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thổ lộ.
Thông qua sản phẩm xe đạp và các vật dụng lưu niệm bằng tre, chàng thanh niên này hy vọng bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn về cây tre, loài cây mộc mạc,sức sống mãnh liệt bền bỉ, dẻo dai ví như "hồn làng" của miền quê Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Hội An ghi nhận về cơ sở sản xuất mỹ nghệ của anh Võ Tấn Tân.
Trao đổi với Zing.vn sáng 13/2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết Tân là thanh niên tiêu biểu nhất cho thế hệ trẻ với nhiều sáng tạo, đổi mới đưa yếu tố hiện đại vào làng tre, dừa nước Cẩm Thanh. Điểm đáng ghi nhận nhất ở anh này là sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ cây tre đã tính đến vấn đề bảo vệ môi trường, hài hòa với truyền thống phố cổ Hội An.
"Những sản phẩm độc đáo như khung ôtô, xe đạp, đàn ghi ta, đồng hồ, đèn ngủ, đồ chơi trẻ em..làm bằng tre của Tân kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại được du khách cao và thành phố quan tâm khuyến khích", vị phó chủ tịch TP Hội An nói.
Theo ông Sơn, thời gian tới TP Hội An sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho làng tre, dừa nước Cẩm Thanh nói chung và cơ sở sản xuất mỹ nghệ của Tân nói riêng tiếp tục phát triển. Đây là cơ hội lớn vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vừa phục hồi các làng nghề và phát huy giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương.
Tháng 12/2015, 20 khung xe đạp tre đầu tiên của anh ra đời tại một căn nhà nhỏ nằm trong một con hẻm ở quận 10, TP.HCM, nơi mà anh gọi là “xưởng nghiên cứu khung xe”.
Năm 1992, giá vàng chỉ hơn 400.000 đồng/chỉ trong khi chưa đầy 50 kg lá tre của bà Đặng Thị Triệu (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) bán giá 14.000 đồng/kg, thu về 700.000 đồng.
Techcombank liên tục hỗ trợ trên đa kênh và tặng điểm thưởng khi khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đăng ký sinh trắc học, đảm bảo giao dịch thông suốt từ ngày 1/1/2025.