Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MC AI của Trung Quốc bị chê vì mặt đơ

Biên tập viên ảo dẫn chương trình bị người dùng mạng chê là biểu cảm gương mặt đơ, giọng đọc giả tạo, thiếu tự nhiên.

Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo Ren Xiaorong đã tạo không ít xôn xao trong cư dân mạng Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Mới đây, Nhân Dân nhật báo đã phát sóng bản tin tường thuật kỳ họp Quốc hội Trung Quốc sử dụng phát thanh viên ảo được sản xuất tự động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Có tên là Ren Xiaorong, người dẫn chương trình trí tuệ nhân tạo trong bản tin này có thể tương tác với khán giả bằng cách trả lời những thắc mắc của họ liên quan đến kỳ họp.

Lợi thế của biên tập viên AI

“Hàng nghìn biên tập viên người thật đã hướng dẫn những kỹ năng chuyên nghiệp cho tôi”, Ren Xiaorong chia sẻ với Sixth Tone. Mặc dù chỉ là mô phỏng bằng AI, cô phát thanh viên ảo này có ngoại hình ưa nhìn với mái tóc đen dài cùng những biểu cảm gương mặt rất phong phú.

Ren Xiaorong giới thiệu mình có ưu điểm là có thể làm việc liên tục 24/ngày, 365 ngày/năm và với nhiều thể loại tin tức khác nhau mà không cần nghỉ ngơi. “Tôi sẽ xuất hiện ở cả trường quay và cả hiện trường nơi sự kiện xảy ra”, Ren khẳng định.

AI dan thoi su anh 1

Ngoài dẫn chương trình, Ren Xiaorong còn có thể giải đáp các thắc mắc của khán giả. Ảnh: Weibo.

Hôm 12/3, Nhân Dân nhật báo còn đăng tải một video tự giới thiệu của người dẫn chương trình trí tuệ nhân tạo trên trang Weibo chính thức. “Xin chào, tôi là Ren Xiaorong. Tôi là phát thanh viên ảo dựa trên AI của Nhân Dân nhật báo”, cô nói.

Xuất hiện trên chương trình tường thuật về kỳ họp Quốc hội, người dẫn chương trình trí tuệ nhân tạo này đã giải đáp các thắc mắc liên quan của khán giả từ lĩnh vực giáo dục, đến phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ môi trường…

Trong video giới thiệu, Ren khẳng định có thể trả lời những câu hỏi về các chủ đề khác của khán giả. Song, hiện trên ứng dụng của Nhân Dân nhật báo, người dùng chỉ có thể chọn một vài chuyên mục nhất định, chưa thể đặt câu hỏi trực tiếp với biên tập viên AI.

Tranh cãi về phát thanh viên ảo trên sóng truyền hình

Theo WhatsonWeibo, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo Ren Xiaorong đã ra nhiều tranh cãi trên mạng ở Trung Quốc. Hashtag “biên tập viên AI ảo” trở thành chủ đề nổi tiếng trên Weibo với 76 triệu lượt xem và dấy lên cuộc thảo luận về việc sử dụng những phát thanh viên ảo trên các bản tin thời sự.

“Nếu không phải là do giọng lồng tiếng được giả lập quá rõ rệt, mọi người sẽ không thể nhận ra cô ấy chỉ là phát thanh viên ảo do thuật toán tạo lập”, một người dùng Weibo viết. Một số người dùng khác cũng chỉ ra biểu cảm trên khuôn mặt Ren Xiaorong rất đơ trong khi giọng đọc lại giả tạo, thiếu tự nhiên.

Một blogger nổi tiếng có tên Media People Online nói rằng: “Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Là do chúng ta đang thiếu nhân sự trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình hay là vì biên tập viên AI giỏi về công việc này hơn? Tại sao họ lại dùng một robot để dẫn chương trình thời sự và chi quá nhiều tiền cho nó chỉ để khoe khoang về công nghệ?”.

Tuy vậy, một số blogger khác lại cho rằng phát thanh viên ảo như Ren Xiaorong sẽ nâng cao chất lượng và độ nhanh nhạy, kịp thời trong việc phát sóng tin tức, từ đó giảm áp lực lên đội ngũ làm báo.

AI dan thoi su anh 2

Weibo của Nhân Dân nhật báo chia sẻ video giới thiệu của phát thanh viên ảo. Ảnh: Weibo.

Nhưng trên thực tế, Ren Xiaorong không phải là phát thanh viên ảo đầu tiên của Nhân Dân nhật báo. Năm 2019, báo này đã công bố phát thanh viên ảo đầu tiên có tên Guo Guo tại sự kiện Big Data Expo. Cô phát thanh viên này đã gây chú ý khi có thể đổi tóc và trang phục chỉ trong chớp mắt.

Ngoài Nhân Dân nhật báo, các cơ quan báo chí nội địa khác như Tân Hoa Xã, Đài truyền hình Bắc Kinh, Đài Truyền hình Hồ Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng từng giới thiệu người dẫn chương trình bằng trí tuệ nhân tạo.

Tính đến cuối năm 2021, các phát thanh viên ảo của Đài Truyền hình Hồ Nam đã sản xuất tổng cộng 20.000 bản tin, dài 46.037 phút và thu về hơn 7 tỷ lượt xem.

Theo Sixth Tone, người dẫn chương trình Ren Xiaorong của Nhân Dân nhật báo gây xôn xao bởi khả năng tương tác trực tiếp với khán giả, trả lời những câu hỏi của họ về kỳ họp của chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc công chúng đón nhận cô phát thanh viên AI này vẫn còn ở tương lai xa. “Người dẫn chương trình bằng AI sẽ cướp việc của những biên tập viên trẻ mới vào nghề. Nếu cô ấy chỉ ngồi đó và chẳng nói gì, chúng ta không thể xác định cô ấy là biên tập viên thật hay giả”, một người dùng Weibo bình luận.

Nhân loại sẽ đối đầu với trí tuệ nhân tạo như thế nào

Trong cuốn sách "Framers - Nhân loại đối đầu nhân tạo", các tác giả nhận định con người vẫn có lợi thế trong thời đại công nghệ.

AI của Google đã thay đổi lịch sử khoa học như thế nào

Mùa hè năm 2022, một trong những AI thuộc công ty con của Google đã xác định cấu trúc 3D của gần như tất cả các protein mà nhân loại biết đến.

Trí tuệ nhân tạo làm hơn 3 triệu bài thơ trong ngày 8/3

Riêng trong ngày 8/3, có gần 10 triệu người thử làm thơ với AI và hơn 3,3 triệu bài thơ được gửi đi thông qua tính năng “Tạo thiệp 8/3 với AI” trên ứng dụng Zalo.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm