Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị vô sinh, bảo mẫu ở Trung Quốc bắt cóc đứa trẻ 5 tháng tuổi

Mới vào làm việc ở nhà họ Cao được hai ngày, Qin Mouying đã bắt cóc Cao Ping về nuôi. Sau 32 năm, anh mới tìm lại được gia đình.

Tháng 1/1988, Cao Ping, khi ấy mới 5 tháng tuổi, bị bảo mẫu tên Qin Mouying bắt cóc và đưa về nhà của bà ta.

Cha mẹ Cao Ping đã ra sức tìm kiếm tung tích của con trai nhưng không có manh mối nào.

Đến năm 2020, nhờ chương trình "Đoàn tụ" của cảnh sát Trung Quốc, gia đình lần đầu tiên nhận được thông tin về con trai sau 32 năm mất tích.

Theo The Paper, Qin Mouying đã đến nhà họ Cao xin được làm bảo mẫu chăm sóc cho đứa trẻ mới chào đời. Đến ngày thứ 2, Qin bắt cóc đứa trẻ đi.

Báo cáo Sở Công an Quế Lâm thời điểm đó, do em gái của Cao Ping là Cao Ying cung cấp cho thấy: "Khoảng 9h sáng 10/1/1998, tại Quế Lâm (Quảng Tây) đã xảy ra một vụ bắt cóc trẻ em. Kẻ gây án là bảo mẫu, khoảng 20 tuổi, cao 1,59 m".

Cao Ying cho biết, sau khi báo cảnh sát, cha mẹ cô cũng nhờ sự giúp đỡ của người quen, cùng lao vào tìm kiếm con trai. Tuy nhiên, sau nhiều năm, họ thất vọng khi không tìm được tung tích của đứa trẻ.

Năm 2012, cha mẹ Cao Ying đã cung cấp mẫu ADN của mình cho cơ sở dữ liệu chống buôn người của Bộ An ninh công cộng.

Tháng 5/2020, Cao Ping nhận được thông báo ADN mà anh cung cấp trùng khớp với mẫu của vợ chồng họ Cao ở Quảng Tây. Ngày 29/5/2020, với sự giúp đỡ của Đội điều tra hình sự thuộc Cục Công an Quế Lâm, Cao Ping chính thức đoàn tụ với cha mẹ ruột.

Trong một bài báo vào tháng 8/2020, Qin Mouying cho biết mình và chồng cũ họ Li đều đến từ Quế Lâm. Bà thường xuyên bị chồng đánh đập. Sau một lần cãi nhau với chồng, bà đã bỏ trốn khỏi nhà. Vì bị vô sinh nên bà đã tìm cách bắt cóc Cao Ping để nuôi.

Dù cuộc tìm kiếm suốt 32 năm đã có kết quả, song Tao Ying cho rằng anh trai mình trở về không thể coi là cái kết "viên mãn", bởi tổn thất tinh thần mà Qin Mouying gây ra cho gia đình cô suốt hàng chục năm qua là quá lớn. Gia đình cô quyết định đâm đơn kiện kẻ bắt cóc.

bat coc tre em anh 2

Cao Ping đoàn tụ với gia đình vào năm 2020.

Tao Ying nói rằng trước đây, gia đình cô rất khá giả. Nếu không bị bắt cóc, Cao Ping đã có thể có cuộc sống tốt, được chăm sóc chu đáo hơn. Thế nhưng, bị bảo mẫu bắt đi, đến cấp 3 anh cũng chưa học xong. Con trai phải chịu khổ cũng là nỗi đau lớn trong lòng cha mẹ ruột của anh.

Thông báo kết quả về khiếu nại hình sự của gia đình họ Cao của Viện kiểm sát nhân dân quận Tương Sơn (Quế Lâm) cho thấy nghi phạm Qin Mouying có liên quan đến tội bắt cóc và lừa đảo trẻ em, nhưng vì thời hiệu xử tội của bà ta đã hết nên vụ việc vẫn đang được xem xét.

Ngày 6/8/2021, Viện Kiểm sát Nhân dân Quế Lâm nêu rõ trong thông báo rằng nghi phạm Qin Mouying lừa gạt trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi rời bỏ gia đình và người giám hộ, bị tình nghi bắt cóc trẻ em, nhưng đã hết thời hiệu về việc này. Quyết định không phê chuẩn vụ bắt giữ nhanh chóng của Viện kiểm sát nhân dân quận Tương Sơn là chính xác.

Hiện tại, gia đình Cao Ping không chấp nhận kết luận từ cơ quan chức năng và đang tiếp tục kháng cáo.

Tuổi thơ cay đắng của nạn nhân bị bắt cóc ở Trung Quốc

Ling Dong bị bắt cóc từ năm 4 tuổi để bán cho những gia đình hiếm muộn. Đến ngày được tìm về, anh đau khổ khi cha mẹ đều đã qua đời.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm