Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bị vợ cũ cản trở thăm con, tôi phải làm gì?

Theo quy định, không ai có quyền được cản trở người thực hiện quyền, nghĩa vụ thăm nom con cái.

Tôi năm nay 42 tuổi, đã ly hôn vợ. Vì hay đi công tác xa nên tôi để con trai 8 tuổi cho vợ cũ chăm sóc.

Tuy nhiên, gần một tháng nay, vợ cũ đưa ra nhiều lý do để không cho tôi gặp con. Pháp luật có can thiệp và xử lý hành vi này hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Phi - Công ty luật Hoàng Phi

Điều 82, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, quy định sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Do đó, bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con. Đó là quyền của cha, mẹ khi không được trực tiếp nuôi con, đồng thời, không ai được cản trở vì đó là quyền cơ bản của mỗi người cha, mẹ.

Cũng theo Điều 82, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Nếu tự ý không cho bạn gặp con, vợ cũ của bạn đã cản trở quyền thăm nom con. Hành vi này được xem là bạo lực gia đình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Do đó, bạn có thể yêu cầu vợ cũ không cản trở bạn thăm nom, chăm sóc con thông qua qua thỏa thuận, thương lượng. Nếu vợ cũ bạn không đồng ý, bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình để giải quyết như: UBND cấp xã/phường, Mặt trận Tổ quốc cơ sở… Trong trường hợp vợ bạn vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom, bạn cần yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc.

Về hình thức xử phạt, vợ cũ của bạn có thể bị phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, quy định tại Điều 53, Nghị định 167/2013.

Có được kết hôn khi là anh em họ?

Pháp luật quy định cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời để tránh những hậu quả về mặt di truyền do cận huyết thống.

Hơn 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả gây hệ lụy thế nào?

Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết sách giả, in lậu được bán công khai ở vỉa hè, lề đường, thậm chí trong các cửa hàng sách và len lỏi vào cả trường học.

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Từ ngày 17/6, Bộ Quy tắc ứng xử được áp dụng với cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức và cá nhân sử dụng mạng xã hội.

Tiêu thụ tài sản trộm cắp có bị xử lý?

Theo luật sư, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Độc giả Chu Đức Trung

Bạn có thể quan tâm