Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng là biểu hiện sinh lý bình thường của các bạn gái, song có không ít bạn chỉ mong nó đừng xuất hiện. Tất cả chỉ vì những cơn đau bụng dữ dội hay âm ỉ kéo dài mỗi khi kỳ “đèn đỏ” đến, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của nữ giới. Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua "ngày đèn đỏ" thật dễ dàng.
Đau lưng
Có người chỉ cảm thấy lăn tăn, buồn bực ở vùng lưng nhưng có người lại thấy đau buốt, nhức mỏi. Bạn nên:
- Dán miếng giảm đau lên vùng đau nhức khoảng 20 phút. Sau đó, bạn lột ra và dán miếng khác sau một giờ.
- Tắm nước ấm giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giảm đau lưng.
- Tập thể dục trong ngày "đèn ấy" làm giảm chứng chuột rút và đau lưng. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, đạp xe, các bài tập căng cơ, tránh tập thể dục mạnh như chạy nhảy, bơi lội.
- Tránh các thực phẩm có nhiều caffeine, muối, thuốc lá và rượu. Chế độ ăn nhiều rau và ít tinh bột giúp hạn chế cơn đau.
- Uống trà hoa cúc, trà gừng mật ong. Uống trà gừng mật ong giúp giảm đau lưng hiệu quả.
- Massage vùng lưng bằng tinh dầu hoặc xoa lưng với dầu gió trong khoảng 5 phút.
Căng, tức ngực
Vào ngày chu kỳ, cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, mức estrogen sụt giảm, progesterone tăng lên khiến ngực bị sưng, căng tức.
Bạn nên:
- Mặc chiếc áo ngực ôm sát vừa vặn. Nếu ngực căng đau liên tục, bạn nên chọn loại áo ngực thể thao.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Gói đá hoặc chai nước nóng nhỏ vào chiếc khăn mềm rồi chườm quanh ngực 20 phút/lần. Không chườm nhiệt nóng hoặc lạnh trực tiếp trên vùng da nhạy cảm này.
- Bổ sung 1.000 mg đến 1.500 mg canxi và 500 mg vitamin E mỗi ngày.
Vào ngày chu kỳ, cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, mức estrogen sụt giảm, progesterone tăng lên khiến ngực bị sưng, căng tức.
Đau bụng, đầy hơi
Đầy hơi thường do ăn uống gây ra nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hormone. Vì estrogen và progesterone tăng và giảm tốc độ ở mức độ khác nhau trong tháng nên quá trình tiêu hóa cũng thay đổi theo. Sự thay đổi liên tục này có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi trong dạ dày của bạn.
- Ăn ít muối trước và trong thời gian hành kinh vì muối gây giữ nước và đầy hơi, có thể dẫn đến chuột rút. Nên nấu ăn bằng thực phẩm tươi, tránh đồ chế biến sẵn.
- Nên giảm thiểu thực phẩm chế biến sẵn trong những ngày ấy.
- Ăn nhiều trái cây, rau quả 14 ngày trước khi hành kinh. Chúng cung cấp chất xơ, giảm táo bón vốn là những hiện tượng thường gặp trong ngày "đèn đỏ".
- Tăng cường cá: Omega-3 có trong cá giúp làm giảm sản xuất prostaglandin nên có thể giảm đau bụng. Bạn nên ăn cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi...
- Trà bạc hà làm giãn co thắt và gây tê nhẹ, giúp bạn thư giãn. Nếu buồn nôn, bạn cũng nên uống loại trà này.
- Uống nhiều nước, nằm nghỉ, chườm chai nước nóng, massage nhẹ vùng bụng.
Đau bụng, đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt. |
Tinh thần sa sút
Sau khi rụng trứng, progesterone tiết ra chống lại hoạt động của estrogen trong não, khiến tâm trạng bạn sa sút, dễ cáu gắt, nghiêm trọng hóa vấn đề và hay chán nản. Giải pháp cho bạn:
- Ăn thực phẩm giàu vitamin A và giàu chất xơ như khoai lang, gấc, cải xoăn, bông cải để hỗ trợ quá trình chuyển hóa estrogen của gan hiệu quả hơn.
- Nếu cảm thấy chán nản, lo lắng, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B6 (cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, gan, tỏi, hạt vừng), vitamin B5 (nấm, hạt hướng dương, phô-mai, cá, quả bơ), vitamin B12 (trứng gà, phô-mai, sữa gầy, thịt bò, cua, cá và các sản phẩm từ đậu nành).
Thực phẩm chức năng Cốm Kim Nguyệt Kiều kết hợp các thảo dược như ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, hồng hoa, tinh chất mầm đậu nành có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ. Sản xuất bởi công ty dược trung ương Mediplantex, sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành sản phẩm. Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. ĐT: (04) 3990 6195 - 3668 6226. Website: kimnguyetkieu.vn. Nhà phân phối Công ty TNHH MTV Dược liệu Việt. Giấy xác nhận NDQC: 1606/2014/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |