Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết đắt hàng của 'hẻm bánh ú' mùa Tết Đoan Ngọ ở Sài Gòn

Tết Đoan Ngọ, "hẻm bánh ú" giữa Sài Gòn nhộn nhịp bên các bếp củi đỏ lửa. Trong chiều mùng 4, nhiều đầu mối đến thu mua nhưng phải về tay không vì "cháy hàng" từ sớm.

Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 1
Con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8) chỉ khoảng 100 m nhưng có đến gần 20 hộ gói bánh ú cung cấp cho thị trường Tết Đoan Ngọ. Trung bình mỗi nhà sẽ gói khoảng trên dưới một tấn nếp nguyên liệu và bán sỉ cho các mối trong thành phố. Từ trưa 17/6 (mùng 4/5 âm lịch), nhiều hộ ở "hẻm bánh ú" này đã hết hàng.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 2
“Bên chị hết nhận khách rồi em ơi, mặc dù mọi người còn đang gói khoảng một muôn bánh nữa (1.200 bánh) nhưng số này đã có người đặt trước hết cả rồi. Hôm nay là ngày cuối cùng làm, em đặt gấp quá nên bên chị không chủ động chuẩn bị nguyên liệu được”, chị Trần Thanh Loan, chủ một hộ gói bánh ở đây thông báo với khách.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 3
Gia đình chị Loan là một trong những hộ làm bánh lớn nhất nhì “hẻm bánh ú” suốt hơn 50 năm qua. Chị Loan là thế hệ thứ 3 được truyền lại nghề truyền thống này từ ông bà. Chị vừa thoăn thoắt gói bánh, vừa đôn đốc mọi người nhanh tay làm mẻ bánh cuối cùng để kịp giao khách.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 4
Theo các hộ làm bánh ở đây, bánh ú ở hẻm Phạm Thế Hiển này dù chưa đăng ký thương hiệu nhưng lượng người về đây đặt bánh mỗi năm rất đông, nhiều đơn hàng được đặt trước đó khoảng nửa tháng.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 5
Giá bánh ú ở hẻm này được các hộ bán giống nhau, 50.000 đồng/chục (12 bánh) cho khách mua sỉ. Tuy nhiên, bánh ở đây có kích thước lớn hơn so với thị trường.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 6
Trưa mùng 4/5 âm lịch, có khá nhiều thương lái đến con hẻm nhỏ này để đặt bánh nhưng hầu như các hộ đều từ chối. Cơ sở sản xuất bánh ú của chị Đậm cũng không nhận khách mặc dù các nhân công đang mỗi người một tay làm việc bên trong. Chị Đậm cho hay làm hết chỗ bánh hiện tại là đến khuya, số này chỉ đủ cung cho những người đặt trước và mọi người không còn sức để làm nữa.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 7
Giải thích về sự đắt hàng này, chủ các cơ sở cho biết bánh ú lá tre ở đây được làm với bí quyết riêng nên khách hàng rất thích. Trong đó, nếp phải được ngâm kỹ suốt 2 ngày 2 đêm trước khi gói, để bánh chín có màu sắc đẹp tự nhiên và có độ dẻo thơm.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 8
Nhân bánh làm từ đậu xanh được nấu chín đánh mịn, không pha trộn với bất cứ thứ gì khác. Ngoài ra, nhân bánh cũng khá đặc biệt khi bên trong là một viên mứt bí tạo cảm giác lạ và vui miệng khi thưởng thức.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 9
Các hộ ở đây đều mua lá tre ở chợ Bình Trị (quận Bình Tân) để gói bánh. Theo họ, lá tre loại 1 giúp bánh khi chín vẫn giữ được màu xanh của lớp lá bên ngoài. Đặc biệt, dây cột bánh phải là lạt, không sử dụng dây nhựa do ảnh hưởng sức khỏe người dùng trong quá trình nấu.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 10
“Gói bánh ú khó nhất là việc xếp lá và gấp bánh làm sao cho ra các cạnh. Các cạnh này để cố định bánh và không để bị bung trong nồi khi nấu”, chị Đậm cho hay.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 11
Những phụ nữ ở đây thoăn thoắt đôi tay viên nhân, gói bánh. Mỗi ngày, họ bắt đầu làm việc từ lúc 4h sáng và tất bật cho đến tận khuya để giao khách.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 12
Điểm đặc biệt là công việc của “hẻm bánh ú” này chỉ nhộn nhịp 3 ngày mỗi năm trước Tết Đoan Ngọ. Cứ đến ngày mùng 2/5, cánh phụ nữ lo lau lá, gói bánh thì cánh đàn ông đỏ lửa nguyên đêm bên những nồi bánh. Họ gọi những đêm này như những đêm giao thừa khi mọi người quây quần bên nhau.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 13
Mỗi nồi có khoảng 500 bánh và được nấu liên tục trong hơn 2h đồng hồ. Trong khi nấu, cánh đàn ông thỉnh thoảng phải kiểm tra bếp, củi, nước trong nồi.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 14
“Bánh ú vừa ra lò ở đây có màu sắc đẹp tự nhiên, nếp chín dẻo mịn, nhân bánh có vị đậm đà. Chúng tôi quầy quần gói với nhau mỗi năm vài ngày vì công việc ông bà để lại nên không quá quan trọng việc kinh doanh. Bánh ngon nên hết hàng sớm lắm”, chị Thủy, một người có kinh nghiệm gói bánh từ lúc 10 tuổi nói.
Hem banh u chay hang truoc Tet Doan Ngo anh 15
Bánh ú sau khi ra lò được nhiều thương lái đến lấy và mang đi cung ứng khắp các chợ lớn nhỏ trong TP.HCM. Ngoài ra, con đường Phạm Thế Hiển những ngày này cũng nhộn nhịp những hàng bán bánh ú lưu động được lấy ra từ chính con “hẻm bánh ú” này. Họ bán với giá cao hơn khoảng 10.000 đồng/chục so với mua tại lò.
Xóm bánh ú độc nhất ở Sài Gòn tất bật dịp Tết Đoan Ngọ Gần 20 hộ dân ở một con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) tấp nập làm bánh ú lá tre. Loại bánh này không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch).

Phúc Minh

Bạn có thể quan tâm