Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Bí quyết chinh phục người dùng của kỹ sư công nghệ trẻ Việt Nam

Theo đuổi nghề làm sản phẩm ở Zalo, người trẻ được trực tiếp tham gia các dự án phục vụ lượng người dùng lớn. Đó vừa là cơ hội phát triển, vừa là thách thức không nhỏ.

Zalo,  Product Management Trainee anh 1

Theo đuổi nghề làm sản phẩm ở Zalo, người trẻ được trực tiếp tham gia các dự án phục vụ lượng người dùng lớn. Đó vừa là cơ hội phát triển, vừa là thách thức không nhỏ.

Việt Nam chưa có ngành đào tạo chính thức nghề làm sản phẩm. Các sinh viên theo đuổi ngành này thường bắt đầu lộ trình tại công ty công nghệ. Tại Zalo, những ứng viên của chương trình Product Management Trainee được trao cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển sản phẩm, phục vụ hàng triệu người dùng.

Hành trình "thực chiến" đó luôn có sự đồng hành của đội ngũ hướng dẫn dày dặn kinh nghiệm, đam mê tạo ra sản phẩm công nghệ mang lại giá trị thiết thực cho người dùng. Đội ngũ hướng dẫn của chương trình Zalo PMT chia sẻ câu chuyện làm nghề và lời khuyên cho những bạn trẻ dự định theo đuổi con đường trở thành người phát triển sản phẩm chuyên nghiệp.

Cơ duyên đưa tôi đến nghề phát triển sản phẩm bắt đầu từ câu nói của CTO (giám đốc công nghệ) ở công ty cũ, khi tôi còn là UX designer (thiết kế trải nghiệm người dùng): “Nếu em muốn sản phẩm của mình hoạt động đúng mục tiêu và thiết kế, sao em không tự vận hành sản phẩm đến khâu cuối cùng?”.

Từ đó đến nay, tôi đã theo nghề làm sản phẩm được 4 năm. Điều thích ở công việc này là cảm thấy hạnh phúc, hào hứng mỗi đợt cập nhật phiên bản mới, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Để tạo ra sản phẩm tốt, người đảm nhiệm vị trí Product Manager (quản lý sản phẩm) cần có góc nhìn của một người dùng. Ngoài ra, các kỹ năng khác cần có gồm hiểu sản phẩm và thị trường, đưa ra quyết định dựa trên cái nhìn tổng quát, biết lắng nghe và gắn kết mọi người xung quanh.

Làm sản phẩm tại Zalo, tôi được học tập và làm việc chung với nhiều đồng nghiệp giỏi chuyên môn, tạo ra giải pháp, sản phẩm công nghệ phục vụ mạng lưới người dùng phủ rộng. Tôi xem đó là cơ hội phát triển sự nghiệp cũng là thách thức lớn.

Khi rẽ ngang từ ngành thiết kế sang làm sản phẩm, tôi từng rất chán nản. Động lực để tiếp tục với nghề là thấy sản phẩm của mình được đón nhận và mang lại giá trị thực cho người dùng.

Giờ đây, ở vị trí hướng dẫn các bạn tham gia chương trình Zalo Product Management Trainee, tôi dựa vào kinh nghiệm để đánh giá ứng viên. Theo tôi, các bạn dự định tham gia Zalo PMT cần có tinh thần "máu lửa" trong công việc, ham học hỏi, tư duy phản biện, khả năng giao tiếp tốt và hiểu vai trò thật sự của người làm sản phẩm.

Để tạo nên tính năng công nghệ hữu ích, người làm sản phẩm cần thử thách bản thân bằng các câu hỏi “tại sao” khi sử dụng, đồng thời luôn đặt mình ở vai trò của người dùng để tư duy.

Bài học nhớ đời của tôi khi ở vị trí Product Manager là từng đối mặt vấn đề lỗi trong sản phẩm. Khi trao đổi với lập trình viên, mọi người đều cho rằng rất khó để tìm ra nguyên nhân và giải quyết lỗi đó.

Không bỏ cuộc, tôi thử liên hệ người dùng, mượn máy để debug (gỡ lỗi)... Cuối cùng, tôi và đội ngũ tìm ra được giải pháp thay thế sau nhiều tháng chật vật. Kinh nghiệm quan trọng nhất tôi rút ra với một Product Manager là ngay cả khi mọi người xung quanh “say no” (nói không), nếu thực sự có niềm tin và mong muốn giải quyết vấn đề, bạn sẽ tìm được cách.

Làm việc ở Zalo, tôi có 6 nguyên tắc khi phát triển sản phẩm. Tất cả đều quan trọng nên không khẳng định cái nào là nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc tôi thích nhất là “fail to grow” (thất bại để phát triển).

Tôi có xuất phát điểm là dân kỹ thuật. Thời gian chuyển từ lập trình qua làm sản phẩm gặp không ít khó khăn, chán nản. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu kiến thức chuyên ngành. Tôi từng dành nhiều thời gian tìm hiểu tâm lý học con người, tâm lý hành vi, xã hội để hiểu hơn nghề theo đuổi.

Tôi cho rằng, tinh thần chủ động học hỏi là yếu tố quan trọng nhất với các ứng viên mới bước chân vào lĩnh vực này. Bởi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là những thứ có thể tích lũy qua thời gian. Thái độ liên tục, chủ động học hỏi tạo điều kiện tiên quyết để có kiến thức và kỹ năng.

Muốn tọa ra sản phẩm tốt, người làm nghề cần tư duy rành mạch, logic, trái tim rung cảm trước nỗi đau của người khác, tinh thần kiên định, bền bỉ và dám thất bại.

Tôi là người cực kỳ tò mò, muốn hiểu nguyên lý mọi thứ hoạt động để tạo ra giá trị. Đó là một trong những lý do tôi thấy bản thân hợp với nghề làm sản phẩm. Kiến thức từ ngành hệ thống thông tin từng theo học giúp tôi có cái nhìn cân bằng về tech (công nghệ) và business (kinh doanh), tạo nền tảng theo đuổi công việc này.

Sau 6 năm làm việc ở vị trí Product Manager, theo tôi để tạo ra sản phẩm mang lại giá trị, người làm nghề cần cầu toàn, muốn làm ra thứ tốt nhất, ám ảnh với sản phẩm và người dùng, cân bằng cảm xúc và lý trí trong quyết định, đặc biệt có niềm đam mê công nghệ.

Người làm sản phẩm cần thấu hiểu người dùng, nhưng không nên nghe theo một cách mù quáng. Quan trọng phải hiểu họ cần gì, động lực đằng sau và giá trị muốn người dùng hướng tới.

Để theo đuổi nghề, bạn không nhất thiết phải có nền tảng kiến thức công nghệ. Gần một nửa Product Owner ở Zalo chưa có nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, những bạn trẻ chủ động học hỏi, giao tiếp và cải thiện điểm yếu đều có thể tiến xa trên con đường này.

Zalo thuộc số ít tổ chức coi sản phẩm là linh hồn, người làm sản phẩm luôn có vị trí quan trọng. Đó là thuận lợi cho những người trẻ dự định theo đuổi nghề làm sản phẩm ở Zalo - sân chơi chờ đợi nhiều thử thách.

Nhiều nguyên tắc được đặt ra khi tham gia đội ngũ phát triển sản phẩm ở Zalo, để tạo nên sản phẩm chất lượng cuối cùng. Tôi muốn đưa tính năng đến người dùng nhanh nhất có thể, để tiếp tục nhận phản hồi (ship to learn), từ đó tối ưu hóa tính năng và hành động phù hợp.

Một sản phẩm tốt phải giải quyết được pain points (vấn đề khó khăn), đáp ứng nhu cầu của tập người dùng lớn. Muốn làm được điều đó, product manager cần thấu hiểu người dùng, có khả năng phân tích toàn diện và tư duy giải quyết vấn đề sắc sảo.

Do đó, tố chất quan trọng của một Product Manager ở Zalo là khả năng suy luận, phân tích và xử lý vấn đề. Để trở thành người quản lý sản phẩm tốt, không nhất thiết phải có nền tảng công nghệ.

Zalo đang có những sản phẩm tầm cỡ, từ hàng triệu tới hàng chục triệu người dùng. Đây là cơ hội lớn để người làm sản phẩm không bị giới hạn khả năng sáng tạo, phát triển các giải pháp, tính năng đúng nhu cầu của tập người dùng tiềm năng. Cũng bởi phục vụ lượng lớn người dùng, đây lại là thách thức đòi hỏi người làm sản phẩm phải đánh giá chi tiết và thận trọng trong quá trình vận hành. Vì mỗi quyết định có thể ảnh hưởng đến hàng triệu khách hàng.

Zalo được nhiều bạn trẻ chọn làm nơi thử thách bản thân trên con đường làm nghề phát triển sản phẩm. Các ứng viên tham gia chương trình Zalo PMT đa số là sinh viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học hoặc đi làm. Vì vậy, kinh nghiệm không phải là yếu tố quan trọng nhất đánh giá ứng viên.

Thay vào đó, tính cách và một số kỹ năng mềm đóng vai trò then chốt. Là người hướng dẫn, tôi đánh giá cao các bạn trẻ đam mê mãnh liệt với phát triển sản phẩm từ bước xác định vấn đề và thiết kế giải pháp. Chỉ như vậy, ứng viên mới có đủ động lực thu nạp kiến thức, kỹ năng chuyên môn đa dạng của nghề.

Sau 6 năm ở vị trí Product Manager, động lực để tôi tiếp tục phát triển bản thân, gắn bó với nghề là thấy sản phẩm của mình đã và đang giúp nhiều người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm