Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị nhắc nhở, DN vẫn rậm rịch đòi tăng giá cước vận tải

Giá xăng dầu giảm sâu, mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An vẫn không giảm mà rậm rịch đòi tăng.

Còn 1/3 DN chưa giảm giá vé đợt 2

Ông Nguyễn Đức Tú, Phó trưởng bến xe Vinh thuộc công ty CP bến xe Nghệ An cho biết vừa qua, các cơ quan chức năng như Thanh tra Bộ GTVT - Bộ Tài chính đã có hai đợt thanh tra về giá cước vận tải trên địa bàn Nghệ An. Đợt 1 bắt đầu từ 25/11/2014, đợt 2 từ cuối tháng 12/2014 đến nay. Đợt 1 đã có 100% DN giảm giá cước, nhưng đợt 2 cho đến nay vẫn còn 1/3 số DN chưa giảm giá cước”.

Hiện vẫn còn 1/3 số DN vận tải hành khách đăng ký tại bến xe Vinh chưa giảm giá cước.

Hiện vẫn còn 1/3 số DN vận tải hành khách đăng ký tại bến xe Vinh chưa giảm giá cước.

Mức giảm cước theo ông Tú dao động từ 5% đến mức cao nhất là 40% (vé xe tuyến Vinh - Nam Định của Công ty Tân Phương Thảo từ 150.000 xuống 90.000), mức phổ biến khoảng 10%. Theo hồ sơ của công ty CP vận tải ô tô Điện Biên, DN này đã giảm giá vé tuyến Vinh- Điện Biên từ 470.000 đồng xuống còn 410.000 đồng (giảm 12,77%). DN này đã giảm giá vé của 56 chặng, mức trung bình là 16%. Còn DN HTX ô tô hành khách Kiến Giang giảm giá vé 8 chặng với mức 5-10%. 

Hiện bến xe Vinh có 24 DN vận tải đăng ký hoạt động, với 400 đầu xe các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh. Như vậy đến nay vẫn còn có khoảng 8 DN với hàng trăm đầu xe chưa giảm giá cước theo lộ trình chung. Về biên độ dao động mức giảm giá cước lớn 5-40% là do các DN tự tính toán, cân đối.

Mức giảm giá vé dao động từ 5-40%.

Mức giảm giá vé dao động 5-40%.

Một số DN như Công ty Thanh Xuân (tuyến Vinh- Hà Nội) vẫn giữ nguyên giá cước 200.000 đồng/người/chặng mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở. Một lãnh đạo bến xe Vinh cho biết, DN này lý giải nguyên nhân không giảm giá cước là do trước đây khi giá xăng tăng cao, DN không tăng giá vé nên nay giá xăng giảm, DN này vẫn giữ nguyên giá cũ.

Một DN khác là Công ty Văn Minh chỉ giảm giá vé chặng Vinh - Hà Nội đợt 1 ở mức “nhỏ giọt” là từ 240.000 đồng/vé xuống còn 230.000 đồng, nhưng đợt 2 đến nay chưa giảm. Trong khi đó, một số hãng xe giường nằm khác (Tiến Thành, Hoàn Hoa, Hào Thanh) đã giảm giá vé Vinh - Hà Nội xuống còn 170.000-180.000 đồng, rẻ hơn 60.000 đồng/vé so với xe Văn Minh. 

Bảng kê khai mức giảm giá cước của Công ty CP vận tải ô tô Điện Biên.

Bảng kê khai mức giảm giá cước của Công ty CP vận tải ô tô Điện Biên.

Rục rịch đòi tăng giá?

Theo ông Nguyễn Đức Tú, Phó trưởng bến xe Vinh, vào dịp Tết Nguyên đán các nhà xe thường tăng giá để hỗ trợ, bù lỗ cho một tuyến ít hành khách. “Ví dụ trước Tết thì xe đi vào phía Nam hầu như không có khách, chỉ được một chiều từ Nam về. Còn ra Tết thì ngược lại, chủ yếu là khách sau khi ăn Tết xong bắt xe từ Bắc vào Nam để làm việc. Do đó các nhà xe phải tăng giá vé để bù lỗ cho sự chênh lệch này. Sắp tới các DN vận tải sẽ trình hồ sơ về việc tăng giá này”.

Khi PV hỏi có quy định nào cho việc tăng giá vé này không, ông Tú cho biết là có văn bản cho phép. Điều khó hiểu là trong ngày thường, nếu có sự chênh lệch hành khách giữa chiều đi và chiều về thì chủ DN phải tự cân đối, không được tăng giá vé, nhưng vào dịp Tết lại được phép “móc túi” hành khách để bù vào?

Vào dịp Tết hàng năm, cho dù cả chiều đi chiều về chật cứng khách thì chủ DN cũng tăng giá vé lên cao ngất ngưởng (30-50%, cá biệt có trường hợp 100%). Các “Thượng đế” không biết kêu ai, đành nhắm mắt móc hầu bao với lời tự an ủi “Tết mà”.

Bảng niêm yết giá vé tại bến xe Vinh tại thời điểm 29/1/2015.

Bảng niêm yết giá vé tại bến xe Vinh tại thời điểm 29/1/2015.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng giảm sâu làm ngân sách thất thu hàng ngàn tỉ đồng. Bù lại, nền kinh tế có cơ hội tăng trưởng do giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và sức mua. Nhiều mặt hàng sẽ giảm giá, đời sống người dân sẽ giảm áp lực, dễ chịu hơn.

Việc giảm giá cước vận tải hành khách và hàng hoá sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội. Nhưng nếu các DN vận tải không giảm giá cước hoặc giảm nhỏ giọt thì việc xăng dầu giảm giá chỉ làm lợi cho một nhóm nhỏ DN. Nếu không có giải pháp buộc các DN giảm giá cước và ngăn chặn các DN lợi dung Tết để tăng giá cước thì cả Nhà nước và người dân đều “thiệt đơn thiệt kép”.

Xăng giảm giá kỷ lục, cước vận tải vẫn đòi tăng 20-60%

Trong khi Bộ Tài chính cùng Bộ GTVT đang tích cực kiểm tra giá cước vận tải ô tô giảm chưa hợp lý; nhiều doanh nghiệp vận tải (DN) lại đòi tăng giá tới 60%.

http://laodong.com.vn/kinh-doanh/bi-nhac-nho-doanh-nghiep-van-ram-rich-doi-tang-gia-cuoc-van-tai-292983.bld

Theo Quang Đại/ Lao Động

Bạn có thể quan tâm