Bí mật quanh chuyên cơ của bầu Đức
Trung bình mỗi giờ bay chiếc Beechcraft King Air 350 tiêu hao khoảng 700USD tiền nhiên liệu, khi bay sang không phận nước nào đó, phải trả thêm 360USD...
>> Bầu Đức trả lời việc cho mượn máy bay rước dâu
>> Bầu Đức nhờ công an truy tìm kẻ rao bán máy bay
Nhiều người từng khuyên Anh hùng Nguyễn Thành Trung, từng làm tới Phó Tổng Giám đốc hãng hàng không Việt Nam nên giữ thể diện, đừng làm "lái thuê" cho "đại gia" phố Núi nhưng sau khi tìm hiểu về bầu Đức, ông Trung đã nghĩ khác.
Khi anh hùng... dị ứng đại gia
Là một người từng trải, va chạm nhiều trong cuộc sống nên Năm Chung vốn rất dị ứng với "đại gia". Bởi lẽ đại gia thường ỉ lại đồng tiền nên ăn nói trên trời, dưới biển, trịch thượng, theo kiểu có tiền mua tiên cũng được, nén bạc xé toạc mọi thứ...
Thế nhưng từ sau cuộc điện thoại của người bạn cho tới khi gặp ông Đoàn Nguyên Đức thì suy nghĩ về những người giàu của ông Nguyễn Thành Trung đã khác hẳn. Là "đại gia", nhưng cách ăn nói của chú Đức từ tốn, cách xưng hô có trên có dưới, có trước có sau... Năm Chung bắt đầu "kết" con người này từ đây.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thành Trung và đại gia phố núi Đoàn Nguyên Đức dưới chân cầu thang chiếc King Air 350. |
Rồi dần tự mình khám phá, càng khám phá, đi sâu tìm hiểu Ba Đức, Năm Chung thấy "đại gia phố Núi" là một người tuyệt vời, luôn luôn tận lực với công việc, thương yêu vợ con, là một người yêu nước thực sự.
"Theo tôi, trong thời chiến để đánh giá một người yêu nước không khó. Trên mặt trận chống quân thù, ai dũng cảm cầm súng ra trận giết giặc là yêu nước... Còn ngày nay, trong lĩnh vực kinh tế rất khó đoán. Là một ông chủ của tập đoàn kinh tế đa ngành nghề thành đạt, Hoàng Anh Gia Lai của Ba Đức làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, vươn ra đầu tư ở nước ngoài, làm nhịp cầu nối thắt chặt thêm tình đoàn kết Việt Nam với quốc tế... như vậy là yêu nước", ông Trung giải thích.
Trả lời câu hỏi: Những người thân xung quanh của ông đón nhận thông tin này như thế nào? "Nói chung đa số mọi người ủng hộ tôi hợp tác với Ba Đức, trong đó có vợ con. Cũng có vài người ở đơn vị cũ không đồng tình, khuyên tôi nên giữ thể diện.
Tôi cười thầm, Anh hùng cũng là con người chứ đâu phải thánh thần gì, làm công ăn lương chân chính có gì là xấu hổ đâu... Đến nay tất cả mọi người đều đồng thuận với quyết định của tôi. Cả lý lẫn tình, tôi hoàn toàn mãn nguyện khi làm việc chung với anh Đức".
Chiếc máy bay bầu Đức ngốn 1 tỷ/tháng
Ngồi trên khán đài VIP của sân vận động Pleiku, sau một hồi phóng tầm mắt quan sát từng bước chạy, đường bóng của cầu thủ 2 đội, nhìn lên khán đài, ông Trung buột miệng: "Làm anh phi công cũng giống như cầu thủ đá bóng. Là phi công mà không được lái, cầu thủ không được ra sân thi đấu thì chán chết. Lâu ngày lục nghề như chơi... Ngày trước, khi còn ở Vietnam Airlines mỗi tháng tôi bay khoảng 100 giờ, hiện nay bay chừng 10 giờ. Tôi sẽ cầm lái cho Ba Đức đến khi nào sức khỏe không cho phép mới thôi. Với tôi, máy bay là nhà, bầu trời là nước để uống, không khí để hít thở mỗi ngày. Nếu không làm tài xế cho Ba Đức, có lẽ lúc này tôi trở thành một con người thụ động rồi, năm nay 65 tuổi chứ còn gì".
Trung bình mỗi giờ bay chiếc Beechcraft King Air 350 tiêu hao khoảng 700USD tiền nhiên liệu, khi bay sang không phận nước nào đó, phải trả thêm 360USD.... Có thể nói rằng, nếu làm bài toán về kinh tế, chuyên cơ riêng của Ba Đức giống như con gà đẻ trứng vàng, trong khi chi ra chỉ là trứng cút.
Máy bay chở khách King Air 350 trang bị hai động cơ cánh quạt PT6A-42 cho phép đạt tốc độ tối đa 542km/h, trần bay 10.700m, tầm bay hơn 3.000km. |
Khi thời gian trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai - Thanh Hóa bước sang phút bù giờ, tôi gặng hỏi: Dư luận cho rằng, nói cho cùng việc Ba Đức tậu máy bay riêng đầu tiên ở nước ta, mời ông về cầm lái... trên hết để làm thương hiệu?
Ông Trung vui vẻ cho biết: "Quả thật lúc đầu tôi cũng nghĩ thế, nhưng nghiền ngẫm kĩ lại, mục đích làm thương hiệu chỉ là thứ yếu. Ông Đức sắm máy bay để làm phương tiện đi lại, phục vụ mục đích kinh doanh là chính, chứ không phải để khoe mẽ lòe thiên hạ. Còn tôi, nhiệm vụ duy nhất là cầm lái cùng với một phi công người Mĩ, chứ không tham gia làm bất cứ việc gì khác.
Ngoài việc thường xuyên phải bay đến các địa phương có dự án ở trong nước, máy bay Ba Đức cũng hay qua lại với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc vì công việc.
Mặt khác, hầu như tuần nào chiếc Beechcraft King Air 350 cũng chở Ba Đức sang Singapore để thăm vợ con đang sinh sống tại đây. Sau gần 4 năm làm việc chung với nhau, tôi cảm thấy rất hạnh phúc ở môi trường này. Chung quy lại, Ba Đức cần tôi lái máy bay, tôi cần Ba Đức để tiếp tục cống hiến tay nghề của mình, thỏa sức vẫy vùng với bầu trời bao la...".
Theo VTC