Sứa Nemopilema Nomurai nổi tiếng là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới, thủ phạm gây nên những vết chích nguy hiểm cho hàng trăm nghìn người bơi biển ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi năm.
Nemopilema Nomurai có thể nặng tới 200kg và khiến người nhìn “nổi da gà”. Ảnh: PBS Learning. |
Nặng tới 200 kg, sứa Nomurai được mệnh danh là “sát thủ” nhờ sở hữu các xúc tu chứa một loại nọc độc phức tạp. Khi bị chích, nọc độc của sinh vật này sẽ gây tấy đỏ và sưng, đi kèm các cơn đau dữ dội. Trong một số trường hợp hy hữu, vết thương này có thể dẫn đến sốc, chấn thương nặng hay thậm chí tử vong.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Proteome Research, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nọc độc của loài "sứa quỷ” này để đưa vào giải trình tự bộ gen, phiên mã và protein.
Một hỗn hợp cực kỳ phức tạp gồm 200 chất độc liên quan đến vết chích của Nomurai đã được phát hiện, mỗi loại có thể nhắm đến các cơ quan cụ thể hoặc gây hại cho toàn bộ hệ thống cơ thể.
"Mặc dù chúng tôi đã cố gắng tinh chế các độc tố gây chết người khỏi nọc độc của Nomurai, nhưng thật khó để tách chúng ra khỏi các protein khác", các tác giả giải thích.
Trong nghiên cứu, đội ngũ các nhà khoa học đã cắt và đóng băng các mẫu phẩm xúc tu từ một con sứa sống, sau đó thu thập các tuyến trùng, một tế bào chuyên biệt có chứa một cuộn nọc độc.
Các mẫu tuyến trùng sẽ được tách thành các nhóm khác nhau và tiêm từng phần protein vào chuột để quan sát kết quả.
Nghiên cứu cho thấy một nhóm gồm 13 protein giống như độc tố có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn mạch máu tim, thoái hóa mạch máu, chết tế bào ở gan, viêm phổi…đã được phát hiện
Phân tích các mẫu chuột thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng phổi và phì là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, trùng khớp với các triệu chứng vết chích gây ra ở người.
Rất có thể, quá trình nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những loại độc tố này và giúp phát triển thuốc giải độc. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào loại độc tố này thực sự giết chết động vật và liệu chúng có gây nguy hiểm cho người không vẫn chưa thể có lời giải đáp.