Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh nhân ung thư Trung Quốc 'đánh liều' mua thuốc chợ đen

Nhiều bệnh nhân ung thư Trung Quốc chọn dùng thuốc chợ đen vì giá thành rẻ và dễ dàng tiếp cận trong khi việc cấp phép các loại thuốc chữa ung thư ở nước này còn nhiều phức tạp.

Khi bệnh ung thư của cha trở nên tồi tệ, Yin Min, nhà môi giới tài chính 51 tuổi ở Thượng Hải, buộc phải lựa chọn giữa việc trả gần 3.000 USD mỗi tháng cho loại thuốc đã được kiểm duyệt hoặc mất một khoản phí thấp hơn cho thuốc cùng loại nhưng không được cấp phép ở Trung Quốc.

Trường hợp của Yin cũng giống như bao gia đình khác ở Trung Quốc đã chọn mua thuốc từ chợ đen không được kiểm soát và ngày càng phổ biến tại các nhà thuốc, đại lý và các nhóm trên mạng.

Yin đã mua thuốc cùng loại với Iressa (thuốc điều trị ung thư), vốn không được sử dụng ở Trung Quốc, từ nhà sản xuất tại Ấn Độ.

“Với căn bệnh hiểm nghèo này, thật khó để kể ra những áp lực tài chính mà bạn phải đối mặt”, Yin nói.

benh nhan ung thu Trung Quoc anh 1
Nhiều bệnh nhân ung thư Trung Quốc chọn thuốc chợ đen vì giá thành rẻ hơn nhiều so với những loại được cấp phép ở nước này. Ảnh: Sergey Baybara. 

Áp lực tài chính

 

20 trong số 30 bệnh nhân ung thư mà Reuters phỏng vấn trong năm qua lựa chọn giống Yin do giá thuốc cao và khó tiếp cận với các loại thuốc mới. Những người này có độ tuổi từ 32 đến 81, với thu nhập và loại ung thư mắc phải khác nhau.

Hiện chưa có thống kê chính thức về số bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc chuyển sang dùng các kênh thuốc không qua kiểm soát nhưng nghiên cứu cho thấy sự gia tăng toàn cầu trong việc sử dụng thuốc từ chợ đen.

Liu Xuemei, bệnh nhân ung thư 61 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết bà đã đến một đại lý thuốc tây để mua thuốc thay thế loại Zadaxin được phép lưu hành. Trong khi đó, Zhao Xiaohua, bệnh nhân ung thư phổi, cho biết ông tìm ra cách chữa bệnh ít tốn kém hơn qua nhóm bệnh nhân được bác sĩ giới thiệu.

Những bệnh nhân mà Reuters trò chuyện cho biết các bác sĩ thường nhắm mắt làm ngơ để họ dùng thuốc từ thị trường này trong khi một số còn tích cực tiếp tay cho họ.

Thuốc mua từ các kênh phân phối không chính thức không hẳn đều có hại. Một số thuốc cùng loại của Ấn Độ sẵn có trên mạng đã được phép sử dụng ở các thị trường khác. Tuy nhiên, chúng có thể bao gồm các loại thuốc không hiệu quả hoặc bị làm giả.

Vấn đề tài chính là lý do chủ yếu khiến các bệnh nhân Trung Quốc chuyển sang dùng thuốc từ các kênh này.

Thu nhập trung bình thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn và chương trình hoàn tiền thuốc theo bảo hiểm còn yếu kém khiến cho căn bệnh nguy hiểm này trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảnh đói nghèo, gánh nặng lớn cho xã hội và gia tăng nợ nần.

Đối với Yin, loại thuốc mà cô mua rẻ hơn 13 lần so với loại thuốc được cấp phép. Bên cạnh đó, người Trung Quốc chọn các kênh phân phối thuốc không chính thức vì sự chậm trễ trong quá trình cấp phép lưu hành thuốc. Trung Quốc yêu cầu mọi loại thuốc mới đều phải được kiểm định và cấp phép lưu hành trong nước nhưng lại thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Danh sách các loại thuốc được bảo hiểm y tế Trung Quốc chi trả hiện được cập nhật lần đầu tiên kể từ năm 2009. Điều này có nghĩa là sau khi một loại thuốc bất kỳ được cấp phép, nếu bệnh nhân muốn dùng nó thì phải tự trả tiền.

benh nhan ung thu Trung Quoc anh 2
Bệnh nhân ung thư trong "khách sạn ung thư" tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.

Lựa chọn hạn chế

Năm 2015, Trung Quốc có 4 triệu ca mắc ung thư mới. Theo Tập đoàn Tư vấn Boston, luật chăm sóc sức khỏe cá nhân của Trung Quốc đã được ban hành với mức ngân sách tăng 4 lần lên mức 1.840 tỷ vào năm 2025.

“Nếu chúng tôi không thể mua thuốc tại Trung Quốc hoặc không có đủ khả năng để mua thuốc thì liệu chúng tôi còn cơ hội nào khác?”, Duan Guangping, một nhân viên ngân hàng ở Trùng Khánh có mẹ mắc ung thư phổi vào năm 2011, cho hay. Ông đã mua thuốc cho mẹ từ Bangladesh.

Trung Quốc cố gắng nâng cao mức chi trả của bảo hiểm đối với các loại bệnh nghiêm trọng và khuyến khích các nhà sản xuất thuốc hạ giá thành để người dân dễ dàng tiếp cận với thị trường này hơn. Bên cạnh đó, nước này cũng nỗ lực đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các loại thuốc trong danh sách chờ và buộc các nhà sản xuất phải thu hồi những loại thuốc mới không đạt yêu cầu. Nhưng những thay đổi này đều diễn ra chậm chạp.

“Rất nhiều loại thuốc ung thư mới đã được cấp phép ở Anh và Mỹ nhưng ở Trung Quốc lại phải đợi sau 5 - 7 năm”, Li Tiantian, người từng là bác sĩ kiêm nhà sáng lập diễn đàn y tế DXY.com nói. “Rất nhiều bệnh nhân ung thư không thể đợi được”.

Theo ngân hàng Deutsche, tỷ lệ bệnh nhân ung thư có thể sống thêm 5 năm ở Trung Quốc chỉ đạt hơn 30%, ít hơn một nửa so với Mỹ.

Rủi ro pháp lý

Lu Yong, bệnh nhân bị ung thư máu cũng là thành viên nổi bật của “nhóm người mua” Trung Quốc, từng bị bắt vào năm ngoái với cáo buộc bán thuốc chưa được cấp phép và gian lận thẻ tín dụng. Sau đó, ông này lại được thả.

benh nhan ung thu Trung Quoc anh 3
Một bệnh nhân xem lại phim chụp cắt lớp ruột của mình. Ảnh: Reuters. 

Năm 2004, sau khi mua một loại thuốc tương tự như Iressa từ Ấn Độ, Lu đã giúp thành lập một nhóm bệnh nhân ung thư máu trực tuyến, những người muốn mua những loại thuốc như vậy với mức giá chỉ bằng một phần của thuốc được cấp phép ở Trung Quốc.

Theu Lu, giá ban đầu của loại thuốc nói trên vào khoảng 3.000 nhân dân tệ (435 USD) rồi giảm dần trong những năm qua, rẻ hơn so với giá thuốc được cấp phép của nhà sản xuất AstraZeneca.

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi chọn con đường này cho dù những gì chúng tôi đang làm là trái pháp luật”, Lu nói với Reuters trước khi bị bắt.

Bản thân Lu nói rằng ông không bao giờ được hưởng lợi từ các giao dịch mà chỉ giúp bệnh nhân thực hiện quá trình thanh toán phức tạp ở nước ngoài.

'Khách sạn ung thư' cho bệnh nhân nghèo ở Trung Quốc

Những căn phòng lát gạch cũ đã trở thành nơi ở tạm cho hàng trăm bệnh nhân ung thư và gia đình trong lúc chờ chữa trị tại các bệnh viện quá tải ở Trung Quốc.

Cuộc sống ở 'khách sạn ung thư' Trung Quốc

Các bệnh nhân dành cho nhau sự đồng cảm trong cuộc chiến chống ung thư, tiết kiệm từng đồng thậm chí bán cả nhà cửa, chấp nhận sống tạm bợ để được chữa trị một cách tốt nhất.

Mai Anh

Bạn có thể quan tâm