Công nghệ
Bên trong nhà kho lớn của Amazon có gì?
- Thứ hai, 15/10/2018 13:57 (GMT+7)
- 13:57 15/10/2018
Kent rộng xấp xỉ 92.000 m vuông với độ dài băng chuyền 29 km. Nhà kho này hoạt động 22 giờ một ngày và 363 ngày một năm.
|
Cách trung tâm thành phố Seattle, Mỹ khoảng 32 km về phía nam là nơi tọa lạc một trong số những nhà kho lớn nhất của Amazon, cũng là tâm điểm nhiều tranh cãi về công ty. Nhiều cựu và các nhân viên của hãng cho biết cường độ làm việc ở đây khủng khiếp đến nỗi họ thậm chí không có thời gian để đi vệ sinh.
|
|
Trước áp lực phản đối ngày càng cao, ngày 2/10, Amazon thông báo sẽ tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ. Thay đổi này dự kiến ảnh hưởng đến hơn 250.000 nhân viên cả toàn lẫn bán thời gian của hãng tại Mỹ, cùng hơn 100.000 nhân viên thời vụ.
|
|
Trước chuyến tham quan của các nhà báo vào kho hàng, mọi người được yêu cầu tuân theo nhiều quy tắc: mặc quần áo gọn gàng, không ghi âm, không tự tách đoàn và tuyệt đối không nói chuyện với nhân viên trong kho hàng. Một phóng viên lỡ vẫy tay chào và nhanh chóng bị nhắc nhở.
Khá đông nhân viên công ty đến tham gia nhằm kiểm soát các nhà báo đi lạc cũng như tự ý tách đoàn. |
|
Một trong những thứ đầu tiên đập vào mắt khi bước vào Kent - tên kho hàng, là các robot tự động chuyển hàng treo trên trần nhà. Những robot này được vận hành bởi nhân viên Amazon từ những ngày đầu tiên kho hàng này hoạt động. |
|
Kent khá rộng, xấp xỉ 92.000 m vuông với độ dài băng chuyền lên đến 29 km, hoạt động 22 giờ một ngày và 363 ngày một năm. Ở một khu của kho hàng, các robot trong hình dựa vào mã QR để di chuyển thùng hàng đến những địa điểm nhất định.
|
|
Đây là các thùng màu vàng chứa hàng, mỗi thùng đều có một mã vạch nhất định. Các đơn hàng gửi đến Kent được xếp vào những chiếc thùng này thông qua quá trình Amazon gọi là "xếp hàng ngẫu nhiên".
|
|
Vật phẩm được bỏ vào thùng một cách ngẫu nhiên không theo loại sản phẩm hoặc nhà cung cấp.
Amazon nói điều này giúp đẩy nhanh tốc độ công việc do các kho bãi lớn như Kent có rất nhiều trạm phân loại hàng hóa. Bên trong một vài thùng chứa mọi thứ từ tã, dụng cụ môn bóng đá và cả một lốc bia Kombucha.
|
|
Sau khi xếp vào thùng, hàng được gửi dọc theo băng chuyền đến khu đóng hộp.
Nhân viên sẽ lấy thùng ra khỏi dây đai, quét và mở ra.
|
|
Hệ thống sẽ cho nhân viên biết cần loại hộp đóng gói nào. Một nhân viên sẽ xếp hàng vào đúng hộp và đóng gói. Hộp đóng gói có mặt ở khắp mọi nơi, với mọi kích thước, xuyên suốt kho hàng.
|
|
M
ột hộp khi đóng gói và đặt trở lại băng chuyền sẽ tự động được xác định khối lượng. Tiếp đó, hệ thống của Amazon sẽ tạo một nhãn dán in lên thùng hàng.
Hệ thống này có tên SLAM viết tắt của "scan, label, apply, manifest". Amazon đã tạo ra quy trình này vào những ngày đầu công ty 20 năm trước.
Sau khi được đóng gói và dán nhãn, các thùng hàng sẽ lên đường vận chuyển đến khách hàng.
|
|
Kent có khoảng 3.000 nhân viên làm việc 10 giờ/ngày, bốn ngày một tuần, với 3 buổi nghỉ giải lao trong ngày. |
|
Tuy nhiên một số cựu nhân viên công ty phản ánh đôi khi họ tìm thấy chất thải con người trong thùng rác vì công nhân cảm thấy không có thời gian để đi vệ sinh, đồng thời cho biết chính sách của Amazon về hiệu quả công việc khiến họ cảm thấy bản thân như "robot".
|
|
Đáp lại, Amazon cho biết với quyết định tăng lương mới đây, nhân viên các kho bãi vẫn có các chỉ tiêu cần đáp ứng, nhưng tiền lương sẽ không bị ràng buộc theo năng suất công việc. Do đó, nhân công có thể nhận được số tiền cao hơn và có thể đăng kí chỉ tiêu phù hợp với sức mình.
|
Đại Việt
Theo Business Insider
Bên trong kho hàng Amazon
Amazon
Kho hàng Amazon
Chính sách lương bổng Amazon
Nhà máy Amazon