Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bề mặt Trái Đất khi hút sạch nước biển

Trái Đất của chúng ta sẽ như thế nào nếu như mọi đại dương cạn dần tới lúc không còn nước?

Mặc dù được gọi là Trái Đất, nhưng nếu tính diện tích bề mặt thì có thể gọi hành tinh của chúng ta là "Trái Nước", bởi phần lớn bề mặt hành tinh này được bao phủ bởi các đại dương. Vậy nếu những đại dương cạn dần nước, Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào?

Bề mặt Trái Đất khi đại dương dần khô cạn Video mô phỏng của NASA cho thấy bề mặt của Trái Đất thực sự trông như thế nào nếu nước của các đại dương cạn hết.

Các nhà khoa học tại NASA đã thực hiện một phép mô phỏng điều này từ năm 2008. Mới đây, họ đã dựng lên một bản video mô phỏng độ phân giải cao hơn.

Nhìn trong video, có thể thấy khi các đại dương cạn dần nước, những phần đất "mới" sẽi hiện ra, đó chính là các thềm lục địa hiện tại đang nằm dưới biển. Chỉ cần mực nước đại dương hạ chưa đến 100 m, rất nhiều thềm lục địa sẽ hiện ra.

"Ở đoạn đầu tôi cố tình làm video chậm hơn để thể hiện rõ rằng, khá ngạc nhiên, diện tích đất nằm ngay dưới mặt biển là rất lớn khi chúng ta mới chỉ hạ mực nước xuống vài chục m", nhà khoa học James O'Donoghue, người chịu trách nhiệm chính của video chia sẻ.

Khi mực nước thấp hơn khoảng 80 m, chúng ta bắt đầu nhận ra những đoạn nối giữa lục địa Á-Âu và châu Mỹ. Đây chính là con đường mà người cổ đại cách đây hàng chục nghìn năm đã đi qua. Nhờ có những đoạn nối này mà con người cổ đại mới xuất hiện ở châu Mỹ và châu Úc, trước khi kỷ băng hà khiến mực nước của đại dương dâng cao.

trai dat nhu the nao khi dai duong kho can anh 1

Khi mực nước hạ khoảng 60 m, cầu nối giữa lục địa Á-Âu và châu Mỹ xuất hiện. Đây chính là con đường mà người cổ đại đã đi để tới châu Mỹ cách đây hàng chục nghìn năm.

"Trước kỷ băng hà cuối cùng, phần lớn nước của đại dương tồn tại dưới dạng băng ở các cực của hành tinh. Đó là lý do những đoạn nối các lục địa từng tồn tại. Những đoạn nối này giúp cho con người di chuyển giữa các lục địa, và khi kỷ băng hà kết thúc thì các lục địa đã bị bao quanh bởi đại dương", ông O'Donoghue giải thích.

Video này cũng cho thấy sống núi nhất trên Trái Đất hiện lên khi mực nước xuống khoảng 2.000-3.000 m. Kéo dài suốt chiều dọc Trái Đất, chiều dài của sống núi này lên tới 60.000 km.

Khi mực nước hạ xuống dưới 6.000 m, phần lớn nước của các đại dương đã biến mất. Tuy nhiên, nước chỉ hoàn toàn khô cạn ở mốc trên 11.000 m, chính là rãnh sâu nhất trên Trái Đất có tên Mariana.

"Tôi thích cách mà video này cho chúng ta thấy địa chất của các đại dương cũng thú vị và đa dạng y hệt lục địa. Làm khô cạn đại dương không chỉ cho chúng ta rõ hơn về địa chất, mà còn kể lại câu chuyện của người cổ đại", ông O'Donoghue chia sẻ.

Đại dịch virus corona đang làm giàu cho ai?

Lượng người chơi game tại Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian bùng phát virus corona. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nền tảng chia sẻ video hay tư vấn sức khỏe cũng gia tăng.

Hà My

Bạn có thể quan tâm